Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

MÈO MƯU MÔ

TRẦM THIÊN THU

Con người là sinh vật cao cấp nhưng cũng phức tạp đa dạng, một trong các dạng phức tạp đó là chứng ảo tưởng hoặc ảo giác. Con mèo, con chó, con heo,… kêu suốt đời mà không thể “tiến hóa” thành con người, nhưng con người chỉ nói một câu cũng có thể “biến hóa” thành như con vật, thậm chí còn thua con vật. Kỳ cục chứ không kỳ diệu!

Ảo tưởng là tri giác không chính xác, là dạng niềm tin mâu thuẫn với thực tế, và là một phần của chứng rối loạn tâm thần – ví dụ, tâm thần phân liệt hoặc rối loạn ảo tưởng. Những người ở trong trạng thái ảo giác có thể buông bỏ niềm tin của họ, vì nhận thức lệch lạc mà người ta giải thích sai các sự kiện. Đa số ảo tưởng có liên quan một mức độ hoang tưởng nào đó.

Theo ngữ nghĩa, “ảo” là không thật, “tưởng” là suy nghĩ. Người ta có thể ảo tưởng về mọi lĩnh vực – kể cả tôn giáo. Ảo tưởng gây hại cả thể lý và tinh thần. Đức tin hoàn toàn khác với cuồng tín. Lối sống không cân bằng hoặc nghiện ngập thái quá (rượu bia, thuốc hút, chất kích thích, bài bạc,…) có thể dẫn tới chứng ảo tưởng. Thói kiêu căng, tự mãn, hợm mình,… cũng khiến người ta ảo tưởng – kiểu như Pharisêu và Sađốc. Thật nguy hiểm!

Kinh Thánh Cựu Ước cho biết: “Có lắm kẻ khi được các bậc ân nhân lấy lòng từ ái bao la mà đối xử thì sinh thói kiêu căng. Chẳng những chúng mưu hại thần dân ta, mà vì chưa thỏa mãn với danh vọng dư đầy, chúng còn nuôi ý đồ tra tay hại chính các ân nhân của mình. Chúng loại trừ tâm tình biết ơn ra khỏi lòng người. Không những thế, sau khi bị cuốn hút theo lời lẽ ba hoa của những kẻ không biết gì đến sự thiện, chúng còn cứ tưởng mình sẽ thoát được án công minh của Thiên Chúa là Đấng hằng nhìn thấy mọi sự và gớm ghét sự dữ. Nhiều kẻ cầm quyền đã trao việc triều chính cho bạn bè tín cẩn, và biết bao phen vì nghe theo họ mà trở thành đồng lõa trong việc đổ máu người vô tội để rồi bị lôi kéo vào những tai họa không sao thoát khỏi. Chẳng qua là vì những tên bịp bợm ấy đã dùng mưu mô thâm độc mà lừa dối các bậc cầm quyền vốn có lòng ưu ái chân thật. Không cần dùng những chuyện cổ xưa truyền lại, các khanh có thể nhìn vào những điều tai nghe mắt thấy ngày nay mà nhận ra rằng lũ ôn dịch nắm việc triều chính kia đã mưu toan phạm biết bao tội ác. Ta sẽ chú tâm đến tương lai, lo sao cho mọi người trong vương quốc được bình an thư thái. Ta sẽ thực hiện nhiều cải cách, luôn niềm nở tiếp nhận và xét xử những vụ sẽ đệ trình lên ta.” (Et 8:12c-12i)

1. MÈO NHẬN HỌ

Nghe người ta nói hổ và báo cũng thuộc họ nhà mèo, thế nên mèo hí hửng: “Ồ! Thế mà ta, một con ngu, đã không biết ta có họ hàng như vậy. Đã thế, từ rày biết tay ta!”

Suy nghĩ một lúc, mèo nhảy tót lên lưng lừa. Rất ngạc nhiên, lừa hỏi: “A! Chuyện gì thế này?” Mèo vẫn ngồi chễm chệ trên lưng lừa và ra oai: “Chở ta đi đến chỗ ta ra lệnh. Chở đi và không nói năng lôi thôi. Mày có biết bà con họ hàng của ta là ai không?”

Lừa tò mò: “Ai thế?” Mèo dõng dạc: “Ông hổ và ông báo chứ còn ai. Không tin à? Không tin thì cứ đi hỏi quạ mà xem!” Lừa đành phải cõng mèo đi hỏi quạ. Quạ xác nhận: “Đúng thế! Mèo, hổ, báo, linh miêu, thậm chí cả sư tử đều cùng họ nhà mèo mà ra.”

Mèo đưa móng chân quào vào vai lừa và nói: “Bây giờ thì tin rồi chứ? Chở ta đi!” Lừa hỏi tỉnh bơ: “Đi đâu? Chở đến ông hổ hay ông báo?” Giọng mèo run rẩy: “Kh… ô… ông! Chở ta đến… đến lũ… lũ gì nhỉ? Phải rồi, lũ… chuột!” Thế là lừa chở mèo đến chỗ có chuột. Lừa nghĩ bụng: “Dù sao mày cũng chỉ là một con mèo!”

Suy Tư – Đúng như người ta nói: “Thấy sang bắt quàng làm họ.” Vì yếu kém (về lĩnh vực nào đó) mà người ta cảm thấy… ngại, thế nên người ta muốn “ra vẻ” để chứng tỏ “bản lĩnh” của mình, kiều như “cáo mượn oai hổ” vậy. Loại người này không nên giao tiếp, bởi vì họ là kẻ mưu mô, họ có thể thọc gậy bánh xe hoặc ném đá giấu tay. Những kẻ càng nhát đảm càng muốn ra oai để che giấu cái yếu kém của mình. Trước mặt người có chức quyền thì họ khúm núm, nịnh bợ; trước mặt người bình thường thì họ hống hách, áp bức.

2. MÈO GIAN XẢO

Một con chim đại bàng làm tổ trên đỉnh một cây sồi cao ngất. Một con mèo chuyển vào sống ở giữa thân cây sau khi tìm được một cái hốc cây phù hợp. Một con heo rừng và bầy con trú ngụ tại một chỗ trũng ở gốc cây.

Mèo quyết tâm phá hoại. Để thực hiện kế hoạch, mèo trèo lên tổ đại bàng và nói: “Thật không may, chị đang gặp nguy hiểm, và cả tôi cũng vậy. Heo rừng ở dưới kia đang đào đất, muốn nhổ bật rễ cây sồi để bắt lấy gia đình chị làm thức ăn cho các con của nó.” Trong khi đại bàng sợ hết hồn hết vía, mèo rón rén xuống hang heo rừng và nói: “Các con của chị đang gặp nguy hiểm lớn đấy. Ngay khi chị ra ngoài cùng các con để kiếm thức ăn, đại bàng ở trên kia sẽ canh chừng để vồ lấy con của chị.” Nói rồi mèo bỏ đi và giả vờ ẩn mình trong hốc cây suốt ngày.

Đêm đến, mèo lén lút đi kiếm thức ăn cho mình và các con. Trong khi đó, đại bàng quá sợ heo rừng nên ngồi yên trên cành cây, còn heo rừng lo ngại đại bàng nên không dám rời khỏi hang. Cuối cùng, cả hai cùng với gia đình chết đói, trở thành đồ ăn dự trữ cho mèo và các con của nó.

Suy Tư – Cuộc sống luôn có những kẻ giống như “con mèo gian xảo” kia, như người ta có câu: “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.” Năm 2022, khi dịch Cúm Tàu lên cao độ, có những kẻ chỉ vì lợi ích cá nhân mà bất chấp tất cả, không cần biết yêu thương hoặc chia sẻ là gì. Chữ “đạo đức” khá thú vị. Có đạo thì phải có đức. Có đạo mà không có đức thì thật đáng quan ngại! Chữ “đạo” ở đây không hẳn là tôn giáo, mà đơn giản là đạo lý con người, gọi là nhân đạo. Chỉ vì “cái tôi” mà người ta kiêu ngạo, kiêu ngạo dẫn tới ích kỷ, ích kỷ dẫn tới mưu mô. Rất đáng sợ!

Kinh Thánh xác định: “Đức Chúa quý chuộng người lương thiện, nhưng Người kết án kẻ mưu mô.” (Cn 12:2) Tất nhiên cũng có hệ lụy theo nhau: “Kiêu hãnh đi liền với ô nhục, khôn ngoan ở với kẻ khiêm nhường. Đức liêm khiết của người chính trực sẽ dẫn lối họ đi, còn mưu mô của kẻ lọc lừa khiến chúng bị tiêu diệt.” (Cn 11:2-3)

Tướng mạo, vóc dáng, con mắt,… có thể cho thấy người tốt và kẻ xấu. Cái tâm không thiện thì có những động thái có thể nhận ra: “Kẻ xấu bên ngoài thì lom khom, rầu rĩ, mà trong lòng lại đầy xảo trá mưu mô.” (Hc 19:26) Tiền nhân căn dặn thật chí lý: “Cẩn tắc vô ưu.”

Tết Quý Mão – 2023

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*