Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

THÁNH THỂ – HY TẾ VÀ BÍ TÍCH

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Bí tích Thánh Thể vừa là hy tế vừa là bí tích. Bởi vì sự sống sinh học không là gì khác ngoài sự phản chiếu, tiếng vang và bóng dáng của sự sống thần thánh, người ta có thể tìm thấy những điều tương tự trong trật tự tự nhiên đối với những vẻ đẹp thần thánh. Chẳng phải tự nhiên có phương diện kép là hy sinh và vật thiêng đó sao? Thực vật được phục vụ tại bàn ăn, thịt được đặt trên đĩa, đó là các bí tích tự nhiên của cơ thể con người. Nhờ chúng mà người ta sống. Nếu có thể nói thì chúng sẽ nói: “Nếu bạn không hiệp thông với tôi, bạn sẽ không thể sống.”
Nhưng nếu người ta hỏi làm thế nào mà việc tạo ra hóa chất, thực vật hoặc thịt lại trở thành lời thề hay sự hiệp thông của con người, và ngay lập tức người ta biết đến ý tưởng về sự hy sinh. Chẳng phải các loại rau đậu phải được nhổ bật rễ lên từ đất, chịu quy luật sự chết, rồi trải qua thử thách của lửa trước khi có thể trở thành vật nuôi sống thể xác, hoặc hiệp thông với thể xác đó sao? Chẳng phải thịt trên đĩa từng là sinh vật sống, nó chịu khuất phục trước con dao, máu nó đổ trên đất Ghếtsimani và Canvê trước khi thích hợp để giới thiệu cho con người đó sao?
Do đó, vấn đề tự nhiên là lễ hy sinh phải có trước một bí tích, cái chết là khúc dạo đầu cho sự hiệp thông. Theo một cách nào đó, nếu nó không chết đi thì nó sẽ không bắt đầu sống ở một vương quốc cao hơn. Ví dụ, để có thể hiệp lễ mà không có của lễ, theo thứ tự tự nhiên, giống như ăn rau sống và thịt sống. Khi đối diện với thực tế cuộc sống, chúng ta thấy rằng chúng ta đang sống bằng những gì chúng ta đã giết. Nâng tầm điều này lên trật tự siêu nhiên, chúng ta vẫn sống bằng những gì chúng ta đã giết.
Chính tội lỗi của chúng ta đã giết Chúa Giêsu Kitô trên đồi Canvê, nhưng nhờ quyền năng của Thiên Chúa đã sống lại từ cõi chết và ngự trị vinh hiển trên Thiên Đàng, giờ đây Ngài trở thành sự sống của chúng ta, hiệp thông với chúng ta, và chúng ta hiệp thông với Ngài. Theo trật tự tâm linh, phải có Hy Tế hoặc Truyền Phép trước khi có thể có bí tích hoặc sự hiệp thông giữa linh hồn và Thiên Chúa.
1. MỐI LIÊN HỆ GIỮA BÍ TÍCH THÁNH TẨY VÀ THÁNH THỂ
Phép Rửa là sự khởi đầu của đời sống Kitô hữu, tương ứng theo trật tự sinh học đối với sự khởi đầu của sự sống. Nhưng việc sinh ra sự sống thần thánh chỉ đến qua cái chết, nghĩa là sự dìm mình dưới nước tượng trưng một cách thần bí cho sự chết và được mai táng cùng với Đức Kitô. Bí tích Thánh Thể là hy lễ, cũng kết hợp chúng ta với cái chết của Đức Kitô. Tuy nhiên, Phép Rửa là sự thể hiện thụ động hơn về cái chết đó, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, nơi ý chí của trẻ sơ sinh không phục tùng, nếu không thông qua người bảo trợ. Bí tích Thánh Thể là sự đại diện tích cực hơn nhiều về cái chết của Chúa Kitô, bởi vì Thánh Lễ là cách trình bày rõ ràng về cái chết hy sinh của Chúa Kitô bên ngoài tường thành Giêrusalem.
Các giáo phụ luôn ấn tượng bởi mối liên hệ giữa Bí tích Rửa Tội và Bí tích Thánh Thể. Máu và Nước chảy ra từ cạnh sườn của Đức Kitô trên Thập Giá có ý nghĩa sâu sắc. Nước là biểu tượng cho sự tái sinh của chúng ta, và đó là dấu chỉ của Phép Rửa; Máu là giá của Sự Cứu Chuộc, và đó là dấu chỉ của Thánh Thể.
Điều này đặt ra câu hỏi, nếu có mối liên hệ với cái chết của Chúa Giêsu Kitô trong cả hai bí tích thì có khác biệt gì? Một trong những điểm khác biệt là trong Bí tích Rửa Tội và các bí tích khác, ngoại trừ Bí tích Thánh Thể, chúng ta được kết hợp với Chúa Kitô đơn giản nhờ tham dự vào ân sủng của Ngài, nhưng trong Bí tích Thánh Thể, Chúa Kitô hiện hữu thực sự – Mình, Máu, Linh Hồn và Thần Tính. Trong Bí tích Thánh Thể, con người nhận ra sự kết hợp trọn vẹn của mình với Sự Chết và Phục Sinh của Chúa Kitô hơn là trong Bí tích Rửa Tội. Theo trật tự vật chất, sinh ra luôn giống cha mẹ, nhưng khi một người mẹ nuôi dưỡng con mình, có sợi dây liên kết mới được thiết lập giữa đứa trẻ và người mẹ.
Vì vậy, trong Phép Rửa có sự tương đồng với bản chất thiêng liêng được tạo ra, mặc dù chúng ta được tạo thành “những Kitô khác,” nhưng trong Bí tích Thánh Thể chúng ta nhận được chính bản thể của Chúa Kitô. Vì mối quan hệ chặt chẽ giữa hai bí tích, Công Nghị Mayence năm 1549 đã hướng dẫn các mục tử thực hiện Phép Rửa vào buổi sáng trong thời gian diễn ra Thánh Lễ, hoặc ít nhất là ngay sau Thánh Lễ.
Giữa Bí tích Rửa Tội và Bí tích Thánh Thể có một mối tương quan nào đó giống như giữa đức tin và đức ái hoặc tình yêu trọn vẹn. Bí tích Rửa Tội là bí tích của đức tin, vì đó là nền tảng của đời sống thiêng liêng. Bí tích Thánh Thể là bí tích của bác ái hay tình yêu, vì đó là sự tái hiện hành động yêu thương hoàn hảo của Chúa Kitô, nghĩa là cái chết của Ngài trên Thập Giá và sự tự hiến chính Ngài khi chúng ta rước lễ.
2. CỰU ƯỚC VÀ THÁNH THỂ
Sẽ mất nhiều trang để hình dung trước về Bí tích Thánh Thể trong Cựu Ước. Menkixêđê dâng bánh và rượu là hình ảnh chính Chúa Giêsu Kitô, Ngài đã chọn bánh và rượu trong Bữa Tiệc Ly làm yếu tố cho cả hy tế và bí tích. Manna trong sa mạc cũng là biểu tượng của Bí tích Thánh Thể, chính Chúa đã tuyên bố: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống.” (Ga 6:51) Thánh Phaolô nói rằng những gì người Do Thái ăn trong sa mạc là hình ảnh thức ăn tinh thần của chúng ta: “Tất cả cùng ăn một thức ăn linh thiêng… Những sự việc ấy xảy ra để làm bài học, răn dạy chúng ta đừng chiều theo những dục vọng xấu xa như cha ông chúng ta.” (1 Cr 10:3, 6)
Máu của Chiên Vượt Qua được phết trên các ngưỡng cửa để bảo vệ người Do Thái khỏi bị hủy diệt, đó là dấu hiệu chưa hiện thực, nhưng là hình ảnh của Máu Đức Kitô đổ trên linh hồn chúng ta và cứu chúng ta khỏi sự dữ. Vì Chiên Vượt Qua là hình bóng Chúa Kitô, nên chính vào ngày lễ Vượt Qua mà Chúa đã ban cho Giáo Hội Bí tích Thánh Thể mà Ngài đã hứa hơn một năm trước tại Capharnaum.
TGM FULTON J. SHEEN

Tháng 06-2022

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*