Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

IM LẶNG – SỨC MẠNH của TÍN NHÂN

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Tấm thiệp Giáng Sinh đầu tiên của tôi tại chủng viện là một tấm thiệp đáng nhớ đến nỗi tôi vẫn còn giữ nó cho đến ngày nay. Đó là một bức ảnh chụp cận cảnh tuyệt đẹp: Đức Trinh Nữ Maria cúi đầu và nhắm mắt im lặng cầu nguyện sâu sắc về mầu nhiệm của Thiên Chúa, Đấng làm người từ cung lòng tinh tuyền của Đức Mẹ. Tôi tự hỏi tại sao cộng đoàn chủng viện lại trao tôi tấm thiệp đặc biệt như vậy. Một bạn chủng sinh nói: “Anh nhận được thiệp đó vì anh nói quá nhiều.” Có lẽ anh ấy nói đúng. Chắc chắn tôi có thể nói ít hơn và giảm bớt huyên thuyên trong lòng.
Nhiều chuyện đã xảy ra khi Chúa Giêsu được Thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa tại sông Giođan. Các tầng trời đã bị xé ra. Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Ngài dưới hình chim bồ câu và tiếng Chúa Cha vang lên: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.” Cả trời đất dường như ở trong trạng thái sung sướng tột độ khi Chúa Giêsu chịu phép rửa.
Nhưng Chúa Giêsu vẫn im lặng, không nói, dù chỉ một lời. Ngài lặng lẽ đắm mình trong lời xác định của Chúa Cha về Ngài. Ngài âm thầm đón nhận sự kết hợp không thể tách rời với Chúa Cha khi chính Ngài xác nhận “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha.” (Ga 14:10) Ngài âm thầm để lời của Chúa Cha xác định Ngài là ai từ muôn thuở và dẫn Ngài đến với sứ mệnh khó khăn vì vinh quang của Chúa Cha và cứu rỗi các linh hồn.
Thánh Phêrô cho biết: “Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Ngài. Đi tới đâu là Ngài thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Ngài.” (Cv 10:38) Sự im lặng của Ngài khi chịu phép rửa đã sinh hoa kết quả trong niềm xác tín sâu xa bên trong về Ngài là ai và sứ mệnh của Ngài trên thế gian này. Sự im lặng này cho phép Ngài kiên định và đại lượng trong sứ mệnh của Ngài nơi thế giới tăm tối và tổn thương.
NHỮNG CÁI NẾU
Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, cho thấy rằng để nhận được ân sủng đến với phép rửa và trung thành với sự thánh hiến trong phép rửa, chúng ta cũng phải là những người của sự im lặng nội tại và ngoại tại. Sự im lặng này không phải là cách lựa chọn nếu chúng ta trung thành với việc xức dầu khi lãnh nhận phép rửa trong thời đại ồn ào và phiền toái liên tục này.
– Nếu không có sự im lặng, chúng ta sẽ không bao giờ biết được sự hiện diện thường xuyên của Chúa Ba Ngôi trong chúng ta. Chúa Giêsu biết rằng Chúa Cha luôn ở với Ngài ngay cả khi các môn đệ yêu dấu của Ngài bỏ rơi Ngài: “Này đến giờ, và giờ ấy đã đến rồi, anh em sẽ bị phân tán mỗi người mỗi ngả và để Thầy cô độc một mình. Nhưng Thầy không cô độc đâu, vì Chúa Cha ở với Thầy.” (Ga 16:32) Nếu không có sự hiệp thông thầm lặng với Thiên Chúa bên trong, đón nhận tình yêu của Ngài và chia sẻ sự sống với Ngài, chúng ta dễ cảm thấy mình đơn độc, bị Thiên Chúa từ chối và ruồng bỏ khi tội lỗi, bóng tối và đau thương xâm nhập vào cuộc đời chúng ta.
– Nếu không có sự im lặng, chúng ta sẽ không bao giờ biết rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta vì chúng ta là ai đối với Ngài và không quá nhiều bởi những gì chúng ta làm và hoàn thành cho Ngài. Chúa Cha hài lòng về Đức Kitô khi Ngài chịu phép rửa, rất lâu trước khi Ngài hoàn thành bất cứ điều gì ngoạn mục trước mắt loài người. Ngài không giảng lời nào không chữa lành người bệnh hoặc cho người chết sống lại. Chúa Cha hài lòng về Ngài trước hết vì Ngài là Con Yêu Dấu.
Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng chúng ta được Thiên Chúa yêu thương chủ yếu vì những điều tốt đẹp mà chúng ta làm cho Ngài. Đó là ảo tưởng. Chúng ta được yêu thương trước hết vì chúng ta là ai trong Chúa Giêsu Kitô – con cái của Thiên Chúa: “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.” (1 Cr 13:3) Nếu không chấp nhận sự thật này, chúng ta sẽ cố gắng chứng tỏ mình là người tốt một cách vô ích. Cuối cùng, chúng ta sẽ chán nản với thành tích kém cỏi hoặc không đạt kết quả rõ ràng và từ bỏ tất cả.
– Nếu không có sự im lặng, chúng ta sẽ không bao giờ biết được con người thật của mình, tức là chúng ta là ai trước mặt Chúa. Nếu không có sự tĩnh lặng nội tại, chúng ta không thể nhìn thấy bản thân và cuộc sống của mình theo cách mà Chúa Cha nhìn thấy chúng ta bởi vì chúng ta không thể nghe Ngài xác định với chúng ta bằng những lời tương tự: “Con cũng là con yêu dấu của Cha và Cha hài lòng về con.” Ngài chấp nhận chúng ta bất kể hoàn cảnh của chúng ta thế nào vì Ngài nhìn thấy chúng ta trong Con của Ngài ngay từ lúc chịu phép rửa. Mặc dù có những lời sỉ nhục và từ chối mà Chúa Giêsu phải đối mặt, Ngài biết danh tính thật của Ngài vì Ngài đã đón nhận điều đó trong sự im lặng từ Chúa Cha.
– Nếu không có sự im lặng, chúng ta sẽ thiếu niềm tin nội tâm về sứ mệnh của chúng ta trong cuộc đời. Chúng ta sẽ đánh giá sứ mệnh của mình trong cuộc đời bằng các điều kiện bên ngoài, ý kiến của công chúng và cảm xúc riêng mình. Chúng ta sẽ dễ dàng bỏ cuộc và trở nên choáng ngợp khi đối mặt với những thách thức và đối nghịch. Chính trong sự im lặng mà chúng ta nhận biết “tình yêu Đức Kitô thôi thúc” chúng ta. (2 Cr 5:14)
– Nếu không có sự im lặng, chúng ta sẽ không biết nhu cầu thực sự của mình và những ân tứ mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta vì sứ mệnh của Ngài. Chúng ta không thể phân biệt nhu cầu chính đáng với mong muốn vô tận của mình khi chúng ta không quen với sự im lặng cùng với Chúa bên trong. Rồi chúng ta có những nhu cầu quá mức và ý thức kém về những món quà của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Điều này giải thích sự không hài lòng mà chúng ta trải qua ngay cả trong thời đại của chúng ta.
– Nếu không có sự im lặng, chúng ta sẽ không có động lực thuần túy cho những gì chúng ta làm. Chúng ta có thể bắt đầu tìm cách làm theo ý Chúa nhưng cuối cùng lại tìm kiếm cho mình những mục tiêu ích kỷ của riêng mình. Sự im lặng cho phép chúng ta xác định động lưc đích thực cho những gì chúng ta làm và tái xác định điều đó với ý Chúa. Chúa Giêsu im lặng, Ngài không bao giờ mất tập trung và chịu đựng mọi thứ chỉ để làm vui lòng Chúa Cha.
– Nếu không có sự im lặng, chúng ta sẽ không cảm nghiệm được quyền năng cứu độ của Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta là con cái yêu dấu của Thiên Chúa và Ngài muốn hành động trong cuộc đời chúng ta để cứu chúng ta. Ngài làm những điều tuyệt vời nhất khi chúng ta cho phép Ngài làm điều đó bằng thời gian im lặng của chúng ta trước sự hiện diện của Ngài. Hãy nhớ cách Ngài đã làm cho Chúa Giêsu, Con Ngài sống lại từ giấc ngủ sự chết. Ngài cũng muốn làm điều gì đó tương tự trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta nếu chúng ta có thể giữ im lặng và tin tưởng vào sự hiện diện của Ngài.
VĨ NGÔN
Hỡi anh chị em thân mến của tôi trong Đức Kitô, ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới rất ồn ào và lộn xộn. Chúng ta nghe rất nhiều câu chuyện đáng sợ về một biến thể mạnh hơn của chủng Covid-19, phong tỏa vô hạn, bắt buộc chích ngừa, v.v… Chúng ta cũng nghe nhiều điều có thể khiến chúng ta khó chịu như gian lận bầu cử và bạo động vô nghĩa. Trong số đó, nhiều điều nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta nhưng chúng ta lại để chúng chi phối suy nghĩ và cảm giác của mình một cách thụ động. Chúng ta để chúng thêm vào cuộc trò chuyện nội tâm của chúng ta về những gì chúng ta phải có, phải làm, phải xem,…
Chúng ta phải bắt đầu sàng lọc tất cả những điều này và loại bỏ những thứ gây hại trong đời sống của chúng ta, không cho phép chúng ta thực hiện hành trình nội tâm để kết hiệp sâu sắc hơn với Thiên Chúa trong chúng ta. Tất cả sự ồn ào này làm chúng ta xao lãng khỏi việc đắm mình trong tình yêu thương mà Thiên Chúa dành cho chúng ta với tư cách là con cái của Ngài. Do đó, chúng ta bắt đầu dao động về danh tính của chúng ta là con cái Thiên Chúa và dao động về ý thức sứ mệnh của chúng ta trong cuộc đời này.
Thiên Chúa của chúng ta nói và làm những điều đáng kinh ngạc trong trái tim của những linh hồn thực sự sống nội tâm, những linh hồn từ chối sống theo mức độ bên ngoài. Những linh hồn đó từ chối là người thụ động tiếp nhận các thông điệp hỗn hợp và lầm lẫn của thế giới. Những linh hồn đó chăm chú vào lời xác định của Thiên Chúa hằng hữu bên trong. Theo ĐGH Biển Đức XVI, “Truyền thống giáo phụ quan trọng dạy chúng ta rằng các mầu nhiệm của Chúa Kitô đều liên quan sự im lặng. Chỉ trong sự im lặng thì lời Chúa mới có thể cư ngụ trong chúng ta, như đã ở trong Đức Maria, phụ nữ của lời và sự im lặng.” (Tông huấn Verbum Domini, số 66)
Nơi Đức Maria, Mẹ của chúng ta, chúng ta thấy sự im lặng trước tình yêu mầu nhiệm của Thiên Chúa dẫn đến niềm tin nội tâm và sức mạnh để đứng bên Chúa Giêsu khi Ngài bị treo chết trên Thập Giá. Đức Mẹ trung thành đến cùng, kiên định và đại lượng trong sứ mệnh của mình. Đức Mẹ có thể giúp chúng ta làm điều tương tự bằng cách chia sẻ với chúng ta sự thanh thản của Mẫu Tâm Vô Nhiễm.
Thiên Chúa của chúng ta hằng sống và hiện diện trong chúng ta ngay từ lúc chịu phép rửa. Ngài lại đến trong im lặng tại buổi cử hành Thánh Thể của chúng ta. Chúng ta hãy đón nhận Ngài và nán lại trong im lặng với Ngài để chúng ta cũng đắm mình trong tình yêu và ân sủng của Ngài, đồng thời lắng nghe lời Ngài xác định với chúng ta: “Con cũng là con yêu dấu của Ta, là người mà Ta rất hài lòng.”
Sáng danh Chúa Giêsu! Vinh danh Mẹ Maria!
LM. NNAMDI MONEME, OMV
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Khởi đầu Mùa Vọng – 2021

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*