Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

TỪ CHUYỆN NGƯỜI ĐÀN BÀ CANAAN

PM. Cao Huy Hoàng

https://www.youtube.com/watch?v=UrIuJCNWZnA

Thứ Tư tuần 18 Thường niên năm I (Mt 15,21-28)04/8 THỨ TƯ TUẦN 18 TN T.Gioan Maria Vianê, Lm

Ds 13,1-2.25-14,1.26-29; Mt 15,21-28.
“Này bà, bà có lòng mạnh tin”

Thời Chúa Giê-su, những người không thuộc con cái Israel, dân riêng của Thiên Chúa, thì người Do Thái gọi là dân ngoại, cùng với sự phân biệt đối xử cách thua kém hơn, nếu không nói là họ bị xếp loại “thành phần không được cứu độ”. Chúa Giê-su đã đạp đổ bức tường thành kiến, phân biệt đối xử ấy, khi Người vẫn tiếp xúc với dân ngoại, rao giảng Tin Mừng cho họ và chữa lành nhiều bệnh nhân.

Tin mừng hôm nay cụ thể minh chứng điều đó. Bởi, có một bà quê ở Canaan dân ngoại đến nài xin Chúa chữa cho con gái bà đang bị quỷ ám. Có vẻ như các môn đệ không mấy hài lòng, vì phân biệt đối xử, nên các ông bảo Chúa Giê-su đuổi bà về đi. Nhưng Người nói: “Thầy chỉ được sai đến cùng chiên lạc nhà Israel”. Người thử lòng tin của bà, khi dùng từ “chó con” và cách đối xử phân biệt của người Do Thái, nhưng bà đã vượt qua thử thách bằng cách biểu lộ niềm tin mạnh mẽ của người bị tiếng là “dân ngoại”. “Vâng, lạy Ngài, vì chó con cũng được ăn những mảnh vụn từ bàn của chủ rơi xuống”. Chúa chữa lành cho con bà, và còn tuyên dương bà: “Này bà, bà có lòng mạnh tin”. Thánh sử Mattheu không viết thêm gì về phản ứng của các môn đệ, nhưng có thể nói đây là bài học quý giá cho các ông về cách nhìn, cách đánh giá người ngoại.

Thảo nào, nghe ra, hai từ “người lương” hay “lương dân” trong tiếng Việt chúng ta, đã có từ thời các cố Tây sang truyền giáo tại Việt Nam, để chỉ những người chưa được rửa tội; còn người được rửa tội thì gọi là “người có đạo”. Điều đáng tiếc là, hầu hết những người có đạo lại chưa hiểu ra ý nghĩ uyên thâm mà các cố đã dùng dành cho “người lương”. Và có thể nói, cho đến hôm nay, cũng vẫn còn hiểu sai, chưa hiểu, hoặc chưa muốn hiểu rằng “người lương” là người tốt. Nhớ là trong tiếng Việt, chữ lương nghĩa là tốt. Cải lương là sửa lại cho tốt! Lương tâm là tâm tốt. Thế thì tại sao trong mắt chúng ta “người lương là người chưa tốt”, và chỉ có người có đạo mới là người tốt. Hãy tạ ơn Chúa và chân thành cảm ơn các cố đã làm sống dậy hình ảnh Đức Ki-tô rất luôn trân trọng, quý mến và tìm đến với những người sống công chính cách tự nhiên. Chúng ta vẫn hát: “Chúa ban ơn cứu độ cho người công chính”, nhưng lại sống theo kiểu: “Chúa ban ơn cứu độ cho người công giáo”, và chỉ cho người công giáo mà thôi!

Có phải chính sự phân biệt đối xử của chúng ta đối với những người lương tốt lành qua nhiếu thế kỷ, mà cho đến hôm nay, chúng ta phải nhận lại nhiều ánh nhìn, nhiều nghĩ suy không mấy thuận lợi cho việc Loan báo Tin Mừng. Bao lâu chúng ta còn chưa tôn trọng họ thì bấy lâu họ còn chưa muốn hiểu thêm gì về Tin Mừng và Giáo lý Chúa Ki-tô. Từ điểm chưa tôn trọng họ, họ luôn trong tư thế dò xét cách kim chỉ, tỉ mỉ về cách sống của người mang danh nghĩa là “có đạo”. Bởi vậy, mà có những người lương đã nói: các anh nên nói là “người theo đạo” thì đúng hơn là “người có đạo”, vì cách sống của các anh không cho thấy chút gì là có đạo cả; hay nói cách khác, đạo dạy một đường, các anh sống một nẻo, thì ai mà thấy chất “có đạo” trong con người của các anh được.

Ước gì Lời Chúa hôm nay soi sáng và làm cho chúng ta khiêm tốn nhận ra cách sống ‘đức tin nói’ hoặc “cách sống đạo giả hình” của mình, chẳng khác gì những kinh sư, biệt phái thời Chúa Giê-su; và nhận ra nơi những người lương chung quanh chúng ta đang công chính hơn chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần tác động trong sâu thẳm “lương tâm” của họ. Ước gì lúc cả nước đang khốn khó vì dịch covid, là lúc thuận tiện để chúng ta thể hiện đức yêu người của nguồn Đạo.

Lạy Chúa, xin cho gia đình chúng con lắng nghe và thực hành Lời Chúa, sống yêu trong đời thường, để mọi người nhận ra chúng con là người có đạo, người có Chúa. Amen.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*