Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Ý NGHĨA VÔ TẬN CỦA THUYẾT NHÂN CÁCH

Bất cứ khi nào tôi nhập từ “thuyết nhân cách” thì máy tính của tôi sẽ vẽ một đường màu đỏ bên dưới, biểu thị rằng tôi đã mắc lỗi chính tả hoặc không tìm thấy từ này trong kho từ vựng 70.000 từ của nó. Máy tính của tôi bị thách thức về mặt triết học. Cách đây một thời gian, khi băng qua biên giới Hoa Kỳ và trên đường đi dạy một khóa học về thuyết nhân cách, tôi đã bị một viên chức hải quan thẩm vấn. Anh ấy hỏi tôi về mục đích đến Mỹ. Anh ấy thấy tôi tham khảo một khóa học về thuyết nhân cách thật đáng nghi ngờ. Không chỉ vậy, anh ta còn cho rằng tôi đang chế diễu uy quyền của anh ta. Tôi phải mở cốp xe và cho anh ta xem các ghi chú khóa học của tôi trước khi anh ta cho phép tôi nhập cảnh.
Đôi khi những thứ quan trọng nhất lại bị thiếu, chẳng hạn như Chúa đối với một người vô thần hoặc vị trí của các nhà thờ trên bản đồ Moscow của Nga. Do đó, khái niệm cực kỳ quan trọng về thuyết nhân cách thường bị bỏ sót hoặc bị lãng quên. Đối với Thánh Tôma Aquinô, người mà thuyết nhân cách được xây dựng, “biểu thị những gì hoàn hảo nhất trong mọi bản chất.” (ST Phần I: Q29) Tiến sĩ Thiên thần Tôma không có lời cuối cùng về chủ đề này. Do đó, tôi đã tuyển chọn năm nhà tư tưởng, những người đã bổ sung vào triết lý của thuyết nhân cách và đã cung cấp những hiểu biết đặc biệt của họ để minh họa cho sự phong phú vô tận của nó.
ĐHY Karol Wojtyla (1920-2005, về sau là ĐGH Gioan Phaolô II) đã tự khẳng định mình là một triết gia đẳng cấp thế giới với cuốn sách Người Hành Động. Con người không đơn thuần là một cá thể và cũng không đơn thuần là một sinh vật được hòa nhập vào xã hội. Đó là một “con người,” nghĩa là người ấy là sự thống nhất năng động giữa tính cá nhân độc đáo và trách nhiệm chung. Người ấy có khả năng tự nhiên vượt qua tính cá nhân thông qua việc “tham gia” vào cuộc sống của người khác. Sự tham gia này cho phép khả năng yêu thương. Như vậy, tình yêu đích thực là “tình yêu mà chúng ta chọn con người vì lợi ích của người đó.” Do đó, “bất kỳ ai đối xử với một người như một phương tiện để đạt được mục đích, hoặc như một vật thể, thì đều có hành vi bạo lực đối với chính bản chất của người khác, đối với những gì cấu thành quyền tự nhiên của nó. (Tình Yêu và Trách Nhiệm) Ngài nói thêm: “Điều răn yêu thương chỉ đơn giản là lời kêu gọi trải nghiệm một con người khác với tư cách là một tôi khác, và là lời kêu gọi tham gia vào nhân tính của người khác.” (Con Người và Cộng Đồng: Các Tiểu Luận Chọn Lọc)
Triết gia Gabriel Marcel (1889-1973) thêm một sắc thái nhất định vào quan niệm về sự tham gia của ĐGH Gioan Phaolô II khi ông đưa ra thuật ngữ “sự hiện diện.” Chúng ta có thể xem những người khác như rất nhiều đối tượng. Chúng ta nhận ra nhân tính của họ, nhưng họ không hiện diện với chúng ta. Chúng ta có thể trao đổi lời nói với người khác và vẫn xa cách nhau như những con người. Marcel viết: “Người ấy hiểu những gì tôi nói với người ấy, nhưng người ấy không hiểu tôi.” (Bí Ẩn Sự Hiện Hữu, phần 1) Điều này có nghĩa là giao tiếp mà không liên lạc. Sự hiện diện là khả năng chia sẻ nhân tính của người này với người khác theo cách giữa người với người. Đó là trải nghiệm về “intersubjectivity” – một từ ngữ yêu thích của Marcel, nghĩa là “tính chất giữa những bộ óc nhận thức được điều đang xảy ra.” Hiện diện với người khác là thể hiện thực tại của một người với tư cách là một con người.
Triết gia Jacques Maritain (1882-1973) đã làm nhiều hơn bất kỳ triết gia hiện đại nào khác để phát triển khái niệm về con người. Nếu ông ấy chiếu ánh sáng mới vào chủ đề thì nó sẽ được tìm thấy trong siêu hình học. Đối với Maritain, con người đó “siêu tồn tại” thông qua kiến thức và tình yêu. Bản chất tâm linh của người ấy đem lại cho họ một chiều sâu đặc biệt trong con người của họ. Khi con người đạt đến độ sâu này của bản thể, họ khám phá ra “sự rộng rãi cơ bản của sự hiện hữu.” Nói cách khác, về cốt lõi, sự tồn tại đó là một con người, con người có xu hướng cống hiến từ sự phong phú vốn dĩ của mình. Lúc này, người ấy hiểu rằng mục đích của đời mình là cho đi, và xu hướng cho đi này được viết sẵn trong cốt lõi của con người ấy. (Sự Tồn Tại và Thực Thể) Maritain là người theo học thuyết Thánh Tôma Aquinô nhưng ông đã bổ sung nhiều điều mà Thánh Tôma đã nói về con người qua việc phân tích siêu hình học về thực thể.
Triết gia Nikolai Berdyaev (1874-1948), người Nga và nhà hiện sinh Kitô giáo, đã hiểu ý nghĩa của sự đau khổ. Ông nhận ra cuộc sống đầy đau khổ, trong khi chúng ta không muốn thêm đau khổ cho bất kỳ ai thì chúng ta vẫn muốn người hàng xóm vác thập giá của họ để “một tia sáng chiếu xuống người ấy qua đau khổ của họ và họ sẽ dễ dàng chịu đựng hơn.” (Định Mệnh Con Người) Chúng ta trở nên hoàn thiện hơn như những người nhờ lòng trắc ẩn mà chúng ta dành cho người hàng xóm đau khổ của mình. Ông viết: “Thái độ của chúng ta đối với tất cả mọi người là Kitô hữu nếu chúng ta coi họ như thể họ đang chết đi, và xác định mối quan hệ của chúng ta với họ trong ánh sáng của cái chết – cái chết của họ và của chính chúng ta.” Thật vậy, một người sắp chết gợi ra một loại cảm giác đặc biệt trong chúng ta, một loại cảm giác nối kết chúng ta với họ trong mối quan hệ con người với con người.
Triết gia Martin Buber (1878-1965) là người sùng Do Thái giáo và theo thuyết nhân cách rất giống với 4 triết gia nói trên – những người trích dẫn nhiều về ông. Ông được biết đến nhiều nhất với cuốn sách I-Thou, trong đó ông cho thấy sự tương phản giữa mối quan hệ “Tôi-Bạn” với mối quan hệ “Tôi-Nó.” Một từ khóa đối với Buber là từ ngữ “gặp gỡ.” Ông viết: “Tất cả sinh linh sống thật đang gặp gỡ nhau.” (I-Thou) Ý của ông với từ ngữ này là sự công nhận lẫn nhau mà hai con người dành cho nhau, mối quan hệ xuất hiện khi mỗi người coi đối phương đích thực là con người. Buber nói: “Bạn gặp tôi qua ân sủng.” Điều đó cho thấy rằng cuộc gặp gỡ thực sự của con người có hàm ý tôn giáo.
Mỗi người trong số năm nhà tư tưởng trên đây đều làm sáng tỏ bản chất của con người. “Sự tham gia,” “sự hiện diện,” “sự rộng rãi của hiện hữu,” “sự đau khổ” và “sự gặp gỡ,” theo cách khác nhau một chút, về cách một người vượt qua sự hạn hẹp của bản ngã và theo bản chất của mình, đi vào cuộc sống của người khác. Tình yêu là mẫu số chung của họ, Jacques Maritain đã nói lên tất cả khi ông nói: “Con người được truyền lệnh trực tiếp đến với Thiên Chúa như thể đạt đến mục đích cuối cùng tuyệt đối vậy.” (Con Người và Công Ích)
TS DONALD DEMARCO
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Hạ tuần tháng 07-2021

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*