Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

DANH DỰ VÀ VINH DỰ

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

CHÚA NHẬT XXVIII:
Con người luôn ý thức mình có danh dự và luôn muốn bảo vệ danh dự của mình. Danh dự thuộc về phẩm giá của con người. Vì thế, tại các quốc gia văn minh, người ta có luật để bảo vệ danh dự của người khác cho dù đó là một phạm nhân. Vinh dự là sự tôn vinh, sự trân trọng, đánh giá cao của cá nhân hay tập thể dành cho một người, vì thế nhiều người rất muốn tìm kiếm sự vinh dự trong cộng đồng. Ví dụ: một em thiếu nhi được tuyên dương công khai trước mặt các bạn, em đó cảm thấy rất vinh dự; một người có tương quan rộng, thường được những người có chức quyền mời cũng cảm thấy vinh dự trước mặt mọi người. Có người dâng cúng muốn khắc tên lên cột, lên bia để được vinh dự, đi dự tiệc, thích được mời ngồi chỗ trang trọng nhất để được vinh dự.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu kể một dụ ngôn liên quan đến danh dự và vinh dự. Câu chuyện này được kể trực tiếp cho các thượng tế và luật sĩ trong dân là những người có địa vị, được dân nể trọng. Vì thế, họ rất vinh dự và có một danh dự rất lớn.
“Nước Trời giống như chuyện vua kia mở tiệc cưới cho hoàng tử, nhà vua sai người đi mời các quan khách, nhưng họ không đến”. Trong cuộc sống xã hội, những ai được nhà vua hoặc thủ tướng mời dự tiệc cưới, chắc hẳn người đó rất vinh dự và thường không thể vắng mặt. Tuy nhiên, những vị khách đầu tiên trong câu chuyện dường như không quan tâm đến vinh dự nhà vua dành cho mình. Họ đã bỏ qua lời mời của vua và không đến dự tiệc. Nhà vua có một địa vị cao sang nhất trong vương quốc, đã phải hạ mình xuống, sai người đến năn nỉ khách được mời, xin họ đến dự tiệc và còn nói với họ, “cỗ bàn đã sẵn sàng, mời quý vị đến cho”. Câu chuyện cho thấy, dường như nhà vua rất tôn trọng danh dự của những khách được mời, đến độ quên cả danh dự của chính mình để van xin, mời họ vào dự tiệc.
Mặc dù nhà vua đã hạ mình để xin khách mời đến dự tiệc cưới, không những họ không đến, mà còn có những lý do, cách cư xử xúc phạm đến danh dự nhà vua: “Người thì đi thăm đất, người thì đi buôn, người khác bắt các đầy tớ vua hành hạ và giết chết”. Các lý do để họ từ chối vinh dự được nhà vua mời không hợp lý. Điều này chứng tỏ họ coi thường lời mời của vua và coi thường chính đức vua. Họ coi lời mời của vua không quan trọng, không cần thiết so với việc đi thăm đất hoặc buôn bán thường ngày. Không những thế, họ còn xúc phạm trầm trọng đến nhà vua khi ra tay hành hạ và giết cả những kẻ được sai đến.
Chắc chắn, các thượng tế và luật sĩ khi nghe dụ ngôn này, họ hiểu ngay Chúa Giêsu muốn ám chỉ đến họ và dân Do Thái. Từ một dân tộc vô danh, nhỏ bé, họ đã được Thiên Chúa nhìn đến và ban cho họ một vinh dự lớn lao là được làm dân riêng của Ngài. Thiên Chúa mời gọi họ gia nhập vào vương quốc Nước Trời như lời mời gọi vào dự tiệc cưới, nhưng họ đã từ chối lời mời của Thiên Chúa, chạy theo lối sống của các dân ngoại. Thiên Chúa hết lần này đến lần khác sai các đầy tớ là các ngôn sứ đến với dân Do Thái để năn nỉ họ vào dự tiệc Nước Trời, nhưng họ đã không ngừng xúc phạm đến Thiên Chúa và ra tay bách hại các ngôn sứ Chúa sai đến và còn giết chết các ngôn sứ.
Câu chuyện được kể tiếp: “Nhà vua nổi giận sai quân tru diệt bọn sát nhân và thiêu hủy thành phố của chúng”. Thiên Chúa đã để cho tai họa ập xuống trên dân Do Thái, nhưng họ vẫn không tỉnh ngộ để trở về với Chúa. Thiên Chúa còn để cho quân thù xâm chiếm, đốt phá thành phố đất nước của họ, bắt họ đi lưu đầy, nhưng họ cũng vẫn cứng lòng trước Thiên Chúa. Cuối cùng, nhà vua sai các đầy tớ ra các ngả đường gặp ai cũng mời vào dự tiệc cưới. Đầy tớ đã làm như vậy, bất kể người tốt hay xấu, giàu hay nghèo đều được mời vào dự tiệc cưới và phòng tiệc đã đầy thực khách.
Chi tiết trên cho thấy vì dân Do Thái được mời vào dự tiệc cưới Nước Trời trước, nhưng họ đã từ chối lời mời của Thiên Chúa nên Thiên Chúa đã mời tất cả mọi người, mọi dân tộc, mọi thành phần vào chung hưởng hạnh phúc Nước Trời với Chúa. Giáo Hội ngày nay chính là hình ảnh phòng tiệc của Thiên Chúa. Nơi đây, chúng ta được mời gọi tham dự vào tiệc cưới của chàng rể Giêsu. Trong phòng tiệc là Giáo Hội, có đủ mọi thành phần và có chỗ cho tất cả mọi người không trừ một ai. Nơi đây, vừa có kẻ tốt vừa có người xấu, vừa có người giàu và vừa có người nghèo và nhiều thanh phần khác, nhưng tất cả đều được chung hưởng cùng một bữa tiệc vui là hạnh phúc với Thiên Chúa.
Kinh Thánh thường dùng hình ảnh bữa tiệc cưới để nói về niềm vui và hạnh phúc của Thiên Chúa ban cho con người. Tiên tri Isaia cũng đã từng mô tả về bữa tiệc long trọng được Thiên Chúa mở ra để quy tụ và thiết đãi toàn nhân loại: “Ngày ấy trên núi này, Thiên Chúa sẽ thiết đã muôn dân một bữa tiệc, tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon. Thiên Chúa sẽ xé bỏ tấm khăn tang bao trùm muôn dân và tấm khăn liệm phủ trên muôn nước. Ngài sẽ tiêu diệt sự chết đến muôn đời, Thiên Chúa sẽ lau khô dòng lệ trên gương mặt mọi người”.
Tiệc cưới của hoàng tử do nhà vua tổ chức và mời mọi người đến dự cũng chính là hình ảnh bữa tiệc hạnh phúc mà Thiên Chúa thiết đãi nhân loại mà Isaia mô tả. Tham dự vào dự tiệc cưới Nước Trời, chúng ta được vinh dự đồng bàn với Thiên Chúa, được hưởng chung niềm vui với Hoàng Tử Giêsu. Tham dự bàn tiệc Nước Trời là được hưởng hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa. Hơn nữa, khi đáp lại lời mời tham dự tiệc cưới này, Thiên Chúa trao cho chúng ta một danh dự và một vinh dự mới: danh dự vì trở nên người trong gia đình, người thân của Thiên Chúa và vinh dự vì được đồng bàn, cùng chung hưởng hạnh phúc với Chúa.
Tuy nhiên, danh dự là con Thiên Chúa và vinh dự được chung hưởng hạnh phúc với Chúa, đòi mỗi người cũng phải biết tôn trọng gìn giữ danh dự và vinh dự của chính mình. Câu chuyện cho thấy, khi mọi người dự tiệc, nhà vua đến chào thăm từng bàn và thấy có một người vào dự tiệc mà không mặc y phục cưới như quy định. Người này đã không biết tôn trong chính danh dự và vinh dự của mình, anh coi thường bản thân, coi thường nhà vua, anh không mặc cho tương xứng. Anh ta đã không trang bị cho mình những điều cần thiết khi vào dự tiệc cưới Nước Trời. Vì thế, anh bị trói lại và ném ra ngoài.
Thưa quý OBACE, tiệc cưới trong câu chuyện chính là hạnh phúc Nước Trời, là ơn Cứu độ Thiên Chúa ban tặng cho tất cả mọi người. Những ai để cho mình bị lôi kéo bởi của cải vất chất, cố tình từ chối lời mời gọi của Thiên Chúa, kẻ đó sẽ không được vào chung hưởng hạnh phúc Nước Trời. Đàng khác, tất cả mọi người đều được mời gọi vào chung hưởng hạnh phúc của ơn cứu độ, nhưng một khi đã vào dự tiệc, đòi chúng ta phải có sự chuẩn bị cho tương xứng như thực khách phải có áo cưới.
Phòng tiệc Nước Trời là hình ảnh của Giáo Hội, nơi đây mọi người, mọi dân tộc được mời gọi ngồi bên nhau, cùng chia sẻ niềm vui và hạnh phúc trong nhà của Thiên Chúa. Gia nhập phòng tiệc Giáo Hội, sẽ không ai bị phân biệt đối xử, tất cả mọi người đều trở nên con cùng một Chúa, là anh em cùng một nhà.
Bàn tiệc Nước Trời cũng là bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể đang được mở ra mỗi ngày và mời gọi tất cả mọi người đến lãnh nhận. Tuy nhiên, nhiều người đã lấy lý do bận rộn với công việc hoặc đang lo tìm kiếm của cải vật chất, đã cố tình bỏ qua lời mời gọi của Thiên Chúa mà không đến dự; nhiều người khác lấy lý do bận rộn với gia đình hoặc công việc riêng để từ chối đến dự tiệc Thánh Thể mỗi ngày.
Là thực khách trong tiệc cưới Nước Trời, là thành viên trong gia đình của Chúa, đòi chúng ta phải có một tư cách, đời sống xứng đáng với danh dự và vinh dự của mình. Chúng ta có quyền tự hào vì là con Thiên Chúa và cố gắng để không làm gì xấu gây tổn hại đến vinh dự này. Chúng ta thể hiện niềm tự hào và tỏ ra xứng đáng với vinh dự là những công dân của Nước Trời, là người tín hữu Công Giáo, là những người thuộc về Chúa Kitô. Nếu chỉ mang danh là người Công Giáo nhưng không sống theo Tin Mừng, từ chối dự tiệc Thánh của Chúa, không trân quý vinh dự là con cái Chúa, để cho con người của mình bị lệ thuộc bởi xác thịt, dục vọng, chúng ta cũng sẽ bị loại ra ngoài.
Xin Chúa cho mỗi chúng ta luôn cảm thấy vinh dự vì được Chúa mời gọi, cùng biết gìn giữ và làm gia tăng danh dự là con của Chúa bằng chính cách sống tốt trong đời sống gia đình cũng như xã hội. Amen.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*