Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

THÁNH PHANXICÔ DẠY CÁCH TÁI THIẾT GIÁO HỘI

Thánh Phanxicô Assisi là một trong những vị thánh Công giáo được yêu mến và tôn kính nhất – sau Đức Mẹ Maria và Đức Thánh Giuse.
Tuy nhiên, Thánh Phanxicô thừa nhận rằng không phải lúc nào ngài cũng thánh thiện. Có lần ngài nói: “Tôi đã từng là sống không thánh thiện. Nếu Chúa có thể tác động qua tôi, Ngài cũng có thể tác động qua bất kỳ ai.”
Lớn lên trong một gia đình giàu có ở Assisi, Ý quốc, Phanxicô sống kiêu hãnh và tội lỗi khi còn trẻ. Hành trình ăn năn và hoán cải đạo của ngài trải qua nhiều giai đoạn. Một ngày nọ, khoảnh khắc quan trọng xảy ra khi Phanxicô đang cầu nguyện trước Thánh Giá tại một nhà thờ đã xuống cấp, ngài nghe Chúa Giêsu Kitô nói với ngài từ trên Thánh Giá: “Này Phanxicô, hãy đi và xây dựng lại Nhà của Ta.”
Chàng Phanxicô đã đáp lại lời kêu gọi của Chúa Giêsu và đã tạo sự khác biệt lớn đối với Giáo Hội trong thời của ngài. Chúng ta đang sống trong thế giới ngày nay cũng giống như thời Thánh Phanxicô. Chiến tranh hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều giáo sĩ tham nhũng, nền văn hóa khuyến khích chúng ta chạy theo quyền lực và tiền bạc.
Sứ điệp và cách sống của Thánh Phanxicô đã thu hút nhiều người theo ngài và tạo sức sống mới trong Giáo Hội thời đó. Bất kỳ “cuộc tái thiết” nào của Giáo Hội ngày nay cũng chỉ có thể bắt đầu với việc mỗi người chúng ta thực hiện một bước duy nhất hướng tới sự ăn năn và đổi mới trong lòng mình – đó là bước đầu tiên, sang bước khác, và tiếp tục bước nữa…
Thánh Phanxicô nói: “Hãy bắt đầu bằng cách làm những gì cần thiết, sau đó là những gì có thể, và đột nhiên bạn đang làm điều kỳ diệu.” Đây là năm điều chúng ta học được từ Thánh Phanxicô khi tái thiết Giáo Hội ngày nay:
1. SỐNG ĐƠN GIẢN THEO SỰ QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA
Thánh Phanxicô ghi nhớ sứ điệp của Chúa Giêsu là bán tất cả những gì mình có và đi theo Ngài. Thánh Phanxicô từ bỏ tài sản thế gian cùng với cơ nghiệp gia đình và phó thác để Thiên Chúa chăm sóc các nhu cầu hằng ngày.
Không nhất thiết chúng ta phải sống nghèo khó như vậy. Tuy nhiên, Thánh Phanxicô nói rằng những ai ngập tràn những nỗi lo lắng thế gian này đều “bị ma quỷ giam cầm.” Gương của Thánh Phanxicô phải khiến chúng ta chú ý đến những điều thái quá cuộc sống của mình, nhất là khi có hàng triệu người sống trong cảnh nghèo đói khốn khổ. Sống càng ít tập trung vào vật chất thì càng có nhiều khả năng tập trung vào Thiên Chúa.
Liệu chúng ta có thể cho đi những thứ dư thừa mà chúng ta có trong tủ quần áo, tủ lạnh, nhà cửa, và ngay cả tài khoản ngân hàng của chúng ta nữa?
2. CHÂN THẬT YÊU THƯƠNG NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH
Yêu thương không chỉ là thái độ vui vẻ. Yêu thương là một quyết định được nhận thấy rõ ràng nhất qua cách thể hiện trong hành vi và cuộc sống của chúng ta.
Trong một lần cưỡi ngựa, Thánh Phanxicô đã gặp một người phong cùi. Mặc dù mùi hôi hám và vẻ bề ngoài của người bệnh hủi đang tỏa ra, ngài vẫn xuống ngựa và trao cho người đàn ông một nụ hôn bình an.
Đôi khi yêu thương có nghĩa là trao cho ai đó một cái ôm hoặc nói với họ một lời tử tế. Vào những lúc khác, nó có thể kêu gọi chúng ta thách thức ai đó thay đổi cách thức của họ để đến gần Chúa hơn. Từ những người nghèo xung quanh chúng ta, đến những người trong cộng đồng phạm những tội nghiêm trọng một cách khách quan, hoặc những thanh thiếu niên có màu tóc và hình xăm kỳ quái – lời kêu gọi của chúng ta không phải là phán xét, mà là yêu thương bằng cả lời nói và hành động.
3. CHIA SẺ TIN MỪNG VỀ CHÚA GIÊSU
Không có tài liệu nào cho thấy Thánh Phanxicô đã nói: “Hãy rao giảng Tin Mừng, và nếu cần, hãy dùng lời nói.” Nhưng trên thực tế, qua sứ vụ rao giảng rộng rãi của Thánh Phanxicô, rất có thể Thánh Phanxicô muốn chúng ta thực sự rao giảng Tin Mừng bằng lời nói. Nếu Thiên Chúa tạo ra sự khác biệt tích cực trong cuộc đời chúng ta, thì chúng ta phải sẵn sàng, sẵn lòng và có thể chia sẻ thông điệp về tình yêu thương, lòng thương xót và sự cứu rỗi của Thiên Chúa với bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào.
Trong cuộc Thập Tự Chinh, thậm chí Thánh Phanxicô còn đi sau chiến tuyến của kẻ thù, rao giảng cho vua Hồi giáo của Ai Cập và các tín đồ Hồi giáo trong lãnh thổ vua này. Có các tường thuật lịch sử khác nhau về sự thành công trong việc rao giảng của Thánh Phanxicô. Một số người nói rằng điều nó không ảnh hưởng gì đến người Hồi giáo, những người khác nói rằng vua Hồi giáo đã bị lôi cuốn vào lời giảng của Thánh Phanxicô, thậm chí đến mức muốn được rửa tội. Một số khác còn đi xa hơn khi nói rằng vua Hồi giáo đã được rửa tội trên giường bệnh. Dù có thành công hay không, công việc của chúng ta vẫn là chia sẻ Tin Mừng về Chúa Giêsu – cách đáp lại tùy họ, không tùy chúng ta.
4. TÔN KÍNH SỰ THÁNH THIÊNG
Một lần nọ, có người hỏi Thánh Phanxicô rằng liệu Thánh Lễ đang được cử hành bởi một linh mục đang công khai sống với tình nhân thì có bị vấy bẩn không. Thánh Phanxicô đáp lại bằng cách đến gặp vị linh mục, quỳ gối trước ngài và hôn lên tay ngài – một dấu hiệu cho thấy rằng dù linh mục có tội lỗi hay hư hỏng đến đâu, đôi tay ấy cũng đã nắm giữ Chúa Kitô, Chúa chúng ta, trong Bí tích Thánh Thể.
Chắc chắn đó là một thách thức để phân biệt giữa các linh mục tội lỗi lạm dụng chức vụ của họ và với chính chức linh mục. Tuy nhiên, có một số điều nên được đối xử với những gì chúng thực sự là, và không được nhìn vào những gì có vẻ như vì ai đó đã làm sai hoặc xuyên tạc chúng.
Chẳng hạn, của lễ thánh trong Thánh Lễ đưa chúng ta đến đồi Canvê, nơi Chúa Kitô đã chết vì tội lỗi của chúng ta. Đó không phải là cuộc tụ họp xã hộ,i cũng không phải là sự kiện được thiết kế để chúng ta giải trí. Các bí tích rất cần thiết cho đời sống Kitô hữu và giữ vai trò quan trọng trên con đường dẫn đến sự thánh thiện và sự cứu rỗi của chúng ta – một lần nữa, đó không chỉ là cái cớ để tổ chức tiệc tùng. Chức linh mục là chức thánh cần được tôn trọng, bởi vì khi linh mục hành động – dù trong Thánh Lễ hay nơi Tòa Cáo Giải, linh mục đó đang hành động trong con người của Chúa Kitô. Sự đánh giá cao hơn đối với những điều thánh thiêng của Giáo Hội sẽ đi một chặng đường dài trong bất kỳ nỗ lực nào nhằm khôi phục nhiều phương diện trong cuộc sống của Giáo Hội đang suy tàn hoặc đã bị lãng quên.
5. ĐỔI MỚI ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI THIÊN CHÚA
Không điều gì trong cuộc đời và sứ mệnh của Thánh Phanxicô có thể sinh hoa kết trái nếu ngài không có đời sống cầu nguyện sâu xa và tình yêu dành cho Thiên Chúa. Có những lần trong hành trình hoán cải lúc đầu, Thánh Phanxicô đã khóc vì tội của mình trong khi cầu nguyện. Ngài cũng đã dành nhiều thời gian để suy niệm Lời Chúa. Ngài lắng nghe và làm theo chỉ dẫn của Thiên Chúa qua lời cầu nguyện.
Khi Chúa nói chuyện với Thánh Phanxicô trong một giấc mơ và bảo ngài đừng chiến đấu trong các cuộc Thập Tự Chinh, ngài đã làm theo. Khi Chúa yêu cầu ngài xây dựng lại Giáo Hội, Thánh Phanxicô đã vâng lời. Dù chúng ta là ai hay làm gì, Thiên Chúa cũng kêu gọi chúng ta đi theo Ngài và làm sâu sắc thêm mối quan hệ của chúng ta với Ngài. Nguồn dinh dưỡng đối với công việc của Thánh Phanxicô nảy sinh từ đời sống cầu nguyện và mối quan hệ với Thiên Chúa – kiểu mẫu mà chúng ta có thể noi theo.
BRENTON CORDEIRO
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Catholic-Link.org)
Kính mừng Thánh Phanxicô Assisi – 2020

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*