Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

XIN THÊM LÒNG TIN CHO CON

PM. Cao Huy Hoàng

04/2 THỨ BA TUẦN 4 TN
2Sm 18,9-10.14b.24-25a.30-19,3; Mc 5,21-43.

“Hỡi em bé, Ta bảo em hãy chỗi dậy”

Người phụ nữ bị băng huyết tin vào một cái khẽ chạm thôi, cũng đủ được chữa lành, và bà ấy đã được chữa lành. Ông trưởng hội đường không tin vào lời của người nhà rằng con ông đã chết, không cần phiền Thầy, nhưng ông tin vào Chúa Giê-su. Con ông đã được cứu sống. Cả hai phép lạ trong Tin Mừng hôm nay minh chứng cho chúng ta điều này: ai vững Tin vào Chúa, sẽ được Chúa yêu thương, cứu chữa.

Mỗi người, mỗi nhà, đều có cái ngặt nghèo, cái khốn khó, cái bệnh tật thể xác, cái đau đớn tâm hồn rất riêng, và ai cũng mong được chữa lành, được cứu khổ cứu nạn. Thế nhưng, tìm đâu ra người cứu chữa? Sao không nhớ đến Chúa Giê-su, sao không thể nói với Chúa Giê-su một lời, khi hoạn nạn khốn khó ập đến, mà lại tính ngay đến chuyện tự mình giải quyết? Thiết tưởng, người có lòng tin vào Thiên Chúa trong Đức Giê-su, thì trước tiên hãy nhớ đến Chúa Giê-su, hãy thưa chuyện với Chúa Giê-su và hãy xin Người một cái khẽ chạm thiêng liêng trước khi tìm cách cứu chữa. Ông bác sĩ tài ba, hay Chúa Giê-su đang dùng bàn tay ông bác sĩ ấy mà chữa lành? Nhớ là: có những căn bệnh mà các bác sĩ tài ba bó tay, nhưng bệnh nhân đã bình phục nhờ tín thác vào lòng Chúa thương xót, nhờ một cái khẽ chạm vào Mẹ Maria Tà-pao hay nhờ cái khẽ chạm thiêng liêng của những người thân thánh thiện kết hiệp liên lỉ với Chúa Giê-su trong lời cầu nguyện. Hãy vững tin.

Bệnh phần xác thì nhờ ông bác sĩ, còn bệnh phần hồn thì nhờ đến ai? Hãy xin thêm lòng tin vào Chúa Giê-su, để mỗi ngày tin thêm vững chắc, và để chúng ta có thể thưa một lời; Lạy Chúa Giê-su, con tín thác vào Chúa, mọi lúc, mọi nơi.

Lạy Chúa Giê-su, chúng con tin vào tình thương và quyền năng của Chúa. Xin cứu chữa chúng con. Amen.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*