Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

BÀI HỌC QUÝ GIÁ NHẤT

PM. Cao Huy Hoàng

18/7 THỨ NĂM TUẦN 15 TN
Xh 3,13-20; Mt 11,28-30

“Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” (Mt 11, 29)

“Hiền lành và khiêm nhượng” được gọi là bài học quý giá nhất, vì là bài học của chính Thiên Chúa dạy cho con người chúng ta. Không chỉ dạy bằng Lời, mà còn dạy bằng cả cuộc đời của Con Thiên Chúa làm người. Bài học này là bài rút ruột, bài trải lòng, bài mặc khải Thiên Chúa là Tình Yêu. Trong tình yêu, không có chút xíu kiêu căng, cũng không có mảy may điều hung hãn. Ai sống được sự “hiền lành và khiêm nhượng”, thì tình yêu của họ mới đích thực khả tín. Yêu mà không hiền lành khiêm nhượng đối với người mình yêu, thì người ấy hoặc là cực kỳ gian dối, hoặc là cực kỳ mụ mị về tình yêu.

Chúa Giê-su bảo những ai khó nhọc gánh nặng hãy đến với Người, mang lấy ách của Người, và học bài hiền lành khiêm nhượng. Khi đã học bài hiền lành khiêm nhượng của Người, thì khó nhọc và gánh nặng kia không còn là khó nhọc, gánh nặng nữa, nhưng lại là niềm vui và hạnh phúc hiến dâng cho người mình yêu. Có hiền lành khiêm nhượng thì mới có cái ách êm ái, gánh nặng nhẹ nhàng, nỗi đau ngọt ngào, khó nhọc quý giá. Bấy giờ, được đau khổ vì yêu, được phục vụ vì yêu, được khó nhọc vì yêu lại là hạnh phúc quý giá.

Ông Chủ Tịch Hội Đồng đi Sài Gòn lo việc chung, Mẹ ông ở nhà đi lễ, đột quỵ mất. Vội vàng về, vừa xuống xe, chưa kịp vào nhà, ông khóc thảm thiết: “Mẹ ơi, con không được phúc lo cho mẹ muỗng cháo, thìa canh, viên thuốc….”. Ước gì cha mẹ luôn cảm nghiệm niềm hạnh phúc của khổ đau của hy sinh vì yêu. Ước gì những ai còn được lo lắng chăm sóc cho cha mẹ già khó tánh, khó chịu, nhận ra đó là hồng phúc.

Lạy Chúa, xin cho con ơn hiền lành khiêm nhượng, để con cảm nếm được hạnh phúc thật khi sẵn sàng hy sinh, hiến dâng, khổ đau, khó nhọc vì yêu Chúa, yêu người. Amen.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*