Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

DUY NHẤT MỘT PHÉP RỬA

TRẦM THIÊN THU

Chỉ có MỘT Thiên Chúa, MỘT Phép Rửa, MỘT Đức Tin, và MỘT Giáo Hội. Đó là đặc tính “duy nhất” của Giáo hội Công giáo Rôma!
I. DUY NHẤT
Lễ Chúa Giêsu chịu Phép rửa nghĩa là kết thúc mùa Giáng Sinh. Giáo hội nhớ lại cuộc tỏ mình ra lần thứ nhì của Chúa (lần thứ nhất là lễ Hiển Linh) là lúc Ngài chịu Phép rửa ở dòng sông Giođan. Chúa Giêsu xuống sông để thánh hóa nước và làm cho nước có sức biến những người khác trở nên con cái Thiên Chúa khi lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy. Sự kiện này mang tầm quan trọng của việc sáng tạo lần thứ nhì với sự can thiệp của cả Ba Ngôi.
Trong Giáo hội Đông phương, lễ này được gọi là Theophany – vì lúc Chúa Giêsu chịu Phép rửa ở sông Giođan, Thiên Chúa hiện ra trong Ba Ngôi. Phép rửa của thánh Gioan là chuẩn bị cho Phép rửa của Đức Kitô. Phép rửa làm cho người ta cảm thấy ăn năn và xưng thú tội lỗi của mình. Đức Kitô không cần Phép rửa của thánh Gioan, dù Ngài đã “hóa thành nhục thể” và trở nên giống chúng ta hoàn toàn về thể lý, nhưng Ngài không có tội và không tì vết. Ngài làm cho nước có sức mạnh của Bí tích Thánh tẩy để khả dĩ rửa sạch tội lỗi của thế gian: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1:29).
Nhiều sự kiện xảy ra sau khi Chúa Giêsu chịu Phép rửa là thể hiện những gì xảy ra khi chúng ta lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy. Khi Chúa Giêsu chịu Phép rửa, Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Ngài; khi chúng ta chịu Phép rửa, Chúa Ba Ngôi ngự vào linh hồn chúng ta. Khi chịu Phép rửa, Chúa Giêsu được gọi là “Con yêu dấu” của Chúa Cha (x. Mt 3:17; Mc 1:11; Lc 3:22); khi chúng ta chịu Phép rửa, chúng ta trở nên nghĩa tử của Thiên Chúa. Khi chịu Phép rửa, các tầng trời mở ra; khi chúng ta chịu Phép rửa, trời cũng mở ra cho chúng ta. Khi chịu Phép rửa, Chúa Giêsu đã cầu nguyện; sau khi chúng ta chịu Phép rửa, chúng ta phải cầu nguyện để tránh tái phạm tội lỗi.
II. TRUYỀN THỐNG
Ở Ukraina, các tín hữu họp nhau trước nhà thờ, nơi có cây Thánh giá bằng nước đá. Vì không có sông gần nhà thờ, người ta đặt một cái bồn trước cây Thánh giá nước đá. Nước tan chảy ra từ cây Thánh giá đó được làm phép cho mọi người lấy về nhà. Nghi lễ này được cử hành trước khi mọi người ăn điểm tâm. Phần nước còn lại được giữ suốt năm để bảo vệ gia đình khỏi bị hỏa hoạn, sấm sét và bệnh tật.
Linh mục quản xứ đến thăm các gia đình và dùng nước phép để chúc lành cho mọi người một năm mới có thể hợp tác với tặng phẩm của Thiên Chúa là Con Một Ngài và thông phần vào Sự sống mà Ngài đến để dẫn đưa chúng ta tới Ơn Cứu Độ. Bữa tối là bữa rất quan trọng vì diễn lại Bữa Tiệc Ly, nhưng không hạn chế thịt và các sản phẩm sữa. Bắt đầu bằng món KUTIA (loại bánh ngọt làm bằng hạt của người Ukraina, Belarus và Ba Lan), món này được để dành từ đêm Vọng Giáng Sinh.
Mầu nhiệm Phép rửa của Chúa Giêsu do thánh Gioan làm là sự chuẩn bị và đề xuất cách suy niệm về Chúa Giêsu. Mầu nhiệm này liên quan lễ Giáng Sinh và lễ Hiển linh mà chúng ta vừa mừng kính.
Trong lễ Giáng Sinh, chúng ta chiêm niệm về Ngôi Lời Nhập Thể, sinh bởi Đức Trinh nữ Maria. Từ thế kỷ IV, các Giáo phụ đã đào sâu cách hiểu về đức tin với lòng tôn kính mầu nhiệm Giáng Sinh trong mầu nhiệm Thiên Chúa mặc xác phàm và có nhân tính. Các Giáo phụ nói về Ngôi Lời Nhập Thể tác dụng như việc Kitô hóa nhân tính mà Ngài đã nhận từ Đức Mẹ. Nói đơn giản: Chúa Giêsu là Đức Kitô ngay từ giây phút thụ thai trong cung lòng không tì vết của Trinh nữ Maria vì chính Ngài, với quyền năng Thiên Chúa, đã thánh hóa, xức dầu và Kitô hóa bản chất con người mà Ngài hóa thân.
Trong mầu nhiệm Hiển linh, chúng ta suy niệm về sự tỏ mình ra của Chúa Giêsu cho muôn dân đã được minh chứng qua các đạo sĩ, những nhà thông thái từ Đông phương, họ đến để thờ lạy Hài Nhi Giêsu.
Trong mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu Phép rửa ở sông Giođan, chúng ta lại gặp và thể hiện chân lý về Thiên Chúa Nhập Thể và tỏ mình ra như Đức Kitô. Phép rửa của Chúa Giêsu thực sự là cách tỏ mình dứt khoát là Đấng Thiên sai hoặc Đức Kitô cho dân Israel, và là Ngôi Con đối với thế gian. Ở đây chúng ta thấy chiều kích Hiển linh là cách Ngài tỏ mình ra cho muôn dân. Tiếng Chúa Cha phát ra từ trời chứng tỏ Chúa Giêsu thành Nadarét là Ngôi Con hằng hữu và nhiệm xuất từ Chúa Thánh Thần với hình Chim Bồ Câu thể hiện Bản thể Ba Ngôi của Chúa Kitô. Thiên Chúa duy nhất và chân thật là Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần, thể hiện chính nơi Đức Kitô, qua Đức Kitô, với Đức Kitô và trong Đức Kitô.
Phép rửa ở sông Giođan thể hiện một chân lý khác: Chúa Giêsu khởi sự cuộc sáng tạo mới. Ngài là con người thứ nhì từ trời đến (x. 1 Cr 15:47) hoặc là Adam cuối cùng (x. 1 Cr 15:45), Ngài chấn chỉnh tội lỗi của Adam thứ nhất. Ngài làm vậy với tư cách là Chiên Thiên Chúa xóa bỏ tội lỗi của chúng ta.
ĐGH Bênêđictô XVI viết: “Khi nhìn vào các sự kiện theo ánh sáng của Thập giá và Phục sinh, người Kitô giáo nhận biết điều đã xảy ra: Chúa Giêsu nhận lãnh gánh nặng tội lỗi của cả nhân loại trên đôi vai của Ngài; Ngài đem cả tội lỗi đó xuống sông Giođan. Ngài đã mở đầu hoạt động công khai của Ngài bằng cách bước vào chỗ của các tội nhân” (J. Ratzinger, Giêsu thành Nadarét, Bloomsbury 2007, tr. 18).

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*