Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ BẮT NẠT ?

KHA ĐÔNG ANH

Chuyện bắt nạt ngày nay thường xảy ra, đã và đang xảy ra nhiều vụ nữ sinh hành hung và lột đồ nhau. Đó là một loại “dịch bệnh” làm suy đồi đạo đức, làm băng hoại nhà trường và xã hội, phải “mạnh tay” ngăn chặn. Kẻ bắt nạt không hẳn là học sinh cấp III hoặc cấp II, mà có thể chỉ mới cấp I, thậm chí là mẫu giáo.

Kẻ bắt nạt là rất láu cá, nhỏ mọn, đê hèn, ranh mãnh và đểu cáng. Kẻ bắt nạt là kẻ có máu “anh chị”, máu giang hồ. Kẻ bắt nạt có thể hành động riêng hoặc chung nhóm. Kẻ bắt nạt có thể dùng lời nói (gọi tên), dùng hành động (đánh, đấm, đá), dùng “dạng ảo” (hăm dọa qua chat, mail, nhắn tin điện thoại), hoặc kết hợp cả ba dạng. Kẻ bắt nạt biết cách “làm khó” nạn nhân bằng cách chọn đúng điểm yếu của người bị bắt nạt để tấn công.

Người bị bắt nạt có thể cảm thấy lẫn lộn nhiều cảm xúc: Buồn bã, sợ hãi, lo lắng, im lặng, thậm chí là tự làm hại mình và có ý định tự tử. Thường thì người bị bắt nạt cảm thấy cô đơn, không ai giúp đỡ, lép vế và sợ người khác biết, lúc đó vấn đề trở nên phức tạp hơn. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sự tự tin, và việc học tập.

Vài cách gợi ý giải quyết vấn đề:

  • Làm ngơ kẻ bắt nạt khi có thể. Kẻ bắt nạt luôn tìm sự phản ứng của người bị bắt nạt, vì thế đừng “trúng kế” của họ.
  • Trình bày với giáo viên có uy tín. Kẻ bắt nạt sẽ không biết đâu. Giáo viên có thể âm thầm thông báo cho các giáo viên khác để lưu ý và có thể bắt quả tang kẻ bắt nạt. Nếu thấy khó nói với giáo viên, có thể viết ra giấy và gởi cho giáo viên.
  • Hãy nói với một người bạn tin cậy. Đó là lý do tốt để người bạn làm chứng khi có thể. Nếu cần hỗ trợ, hãy nhờ người bạn cùng đến gặp giáo viên.
  • Nói cho cha mẹ hoặc anh chị biết. Càng im lặng càng không tốt.
  • Nhớ ngày tháng bị bắt nạt, thống kê này rất có lợi.
  • Nếu sức khỏe bị ảnh hưởng, nên đi gặp bác sĩ. Ngày nay nhiều trường có bác sĩ hoặc y tá riêng; nếu không có, giáo viên có thể sắp xếp để thăm khám cho người bị bắt nạt.

Đôi khi động thái bắt nạt xảy ra ngoài giờ học, ngoài nhà trường nên nhà trường đôi khi không biết mà can thiệp. Khi sự cố xảy ra, nếu cần có thể nhờ lực lượng cảnh sát ngăn chặn. Tội phạm “nhí” bây giờ cũng thường thấy, từ việc bắt nạt có thể tiếp theo nhiều chuyện khác khó lường trước. Rất chí lý khi người Việt ta thường nói: “Bé không vin, ln gãy cành, đá c ni canh”. Nói nhẹ mà sâu, giản dị mà thâm thúy. Đó là giáo dục từ nhỏ vậy!

Nên nhớ điều này: “KHÔNG AI CÓ QUYỀN BẮT NẠT AI, VÌ MỌI NGƯỜI ĐỀU BÌNH ĐẲNG!”.


[đăng báo M & Bé, s 5, tháng 9-2017]

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*