Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

ĐƯỢC THỨ THA NHIỀU, YÊU MẾN NHIỀU

PM. Cao Huy Hoàng

21-9-2017 THỨ NĂM TUẦN 24 TN A
Lc 7, 36-50
“Ðức tin con đã cứu con, con hãy về bình an”. (Lc 7, 50)
Mất cảm thức về tội, tự tha tội cho mình, lạm dụng Lòng Thương Xót, bất cần chuyện đời sau, là cách sống của nhiều người đương thời. Người mất cảm thức về tội, thì không biết mình có tội, thì không có nỗi đau của người có tội, và cũng chẳng hiểu nỗi đau của người có tội, càng không hiểu niềm khát khao và lòng yêu mến của người có tội. Người tự tha tội cho mình, thì thường buộc tội người khác, như người đạt đỉnh dối trá đòi người khác phải thành thật. Người lạm dụng Lòng Chúa Thương Xót, thì ỷ lại vào chỗ dựa vững chắc là “LCTX lớn hơn tội lỗi’ mà biện hộ cho cái không dốc lòng chừa. Người bất cần chuyện đời sau thì loại bỏ sự can thiệp của Chúa trong đời sống, và cứ thản nhiên hưởng thụ đời này, không có tội lỗi, không có trừng phạt. Nguyên nhân của cách sống ấy, không phải do không học giáo lý, nhưng là do không sống giáo lý đã học, do thiếu lòng yêu mến Chúa và quí chuộng sự trên trời, mà ngược lại, đầy dư những tham lam, quyến luyến sự dưới đất.
Người đàn bà tội lỗi trong câu chuyện Tin Mừng nêu gương Đức Tin cho chúng ta. Đức tin của người khiêm nhượng biết mình có tội, không tự tha tội, không ỷ lại lòng thương, nhưng khao khát một sự kết hợp toàn vẹn với Chúa. Đức Tin của người có Tình Yêu: muốn làm đẹp lòng Chúa, muốn thuộc trọn về Chúa. Đức Tin ấy làm động lòng Thiên Chúa xót thương ban ơn thứ tha và bình an cho chị. Chúng ta, hãy xét lại cách tin, cách yêu, cách sám hối của chúng ta. Chúa cũng đang chờ chúng ta tỏ một thể hiện của lòng yêu, để Người sẽ nói với ta: “Ðức tin con đã cứu con, con hãy về bình an”.
Lạy Chúa, xin cho con yêu Chúa trên hết mọi sự, để có thể nhận ra những tội xúc phạm đến Tình Yêu Chúa, và xin Chúa thứ tha. A men.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*