Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

SỐNG ĐỨC TIN CÔNG GIÁO – KHÓ HAY DỄ ?

VIỄN ĐÔNG (chuyển ngữ từ PrayerAndPerspective.com)

[đăng báo ĐMHCG số 373, tháng 9-2017, DCCT xuất bản tại Hoa Kỳ]

Vụng chèo, khéo chống. Người ta có nhiều lý do để tự biện hộ. “Tôi nên đi nhà thờ thường xuyên hơn, nhưng tôi không cần sống đức tin”. “Tôi đi xưng tội, nhưng điều đó không tác dụng đối với tôi. Tôi chỉ xưng đi xưng lại những tội tương tự. Vậy là sao?”. “Chẳng ai có thể giữ được các luật!”. “Tôi bỏ tôn giáo đó với các nghi thức và quy luật của loài người để sống riêng với Chúa Giêsu”. Bạn đã có những lúc ý nghĩ như vậy chưa?

Tôi lớn lên trong đức tin Công giáo vài chục năm rồi. Trong thời gian đó, tôi nghe nói nhiều lý do khiến người Công giáo hâm hẩm, lãnh đạm, thờ ơ, xa rời Công giáo, thậm chí là bỏ đạo Công giáo. Họ hoàn toàn tin rằng đức tin Công giáo đòi hỏi quá nhiều và độc đoán. Việc thực hành đức tin Công giáo đã trở nên gánh nặng với nhiều luật lệ phải theo, y như mê cung khiến mất tự do và và niềm vui, đại khái họ nói như vậy. Dĩ nhiên, điều này ngụ ý rằng tất cả chúng ta cố gắng theo mê cung nhân tạo chỉ là trò bịp bợm (hocus pocus), ngu xuẩn, nhẹ dạ cả tin, thậm chí còn tệ hại, và bị bóp méo.

Tôi có thể đánh giá những cách hiểu sai lệch này, vì đức tin Công giáo đòi hỏi nhiều ở chúng ta, và khi chúng ta không chọn cách cố gắng hết sức mình, chúng ta có thể để lại cái vị nhạt nhẽo ở những người chúng ta gặp. Như vậy, chúng ta giúp tạo ra sự dửng dưng hoặc vỡ mộng. Nhưng nếu đức tin Công giáo khó hiểu với các luật độc đoán không có thật hoặc vô ích, tại sao Giáo hội không rơi vào tình trạng mục nát và thối rữa như Đế quốc Rôma, Liên bang Soviet, Cộng sản Ba Lan, Cộng sản Đông Đức, Công ty Thương mại Đông Ấn, Oakland Raiders (đội bóng chuyên nghiệp của Mỹ),…? Tại sao Giáo hội không suy sụp như Luther, Calvin, Karl Marx và nhiều dạng khác được tiên báo? Rõ ràng, Giáo hội không hoạt động theo tiêu chuẩn của thế gian.

Một trong các thế mạnh của Giáo lý Baltimore: Đó là công việc kỳ lạ của cách thể hiện sự phong phú của đức tin Công giáo trong dạng đơn giản là kết hợp sự ghi nhớ với câu hỏi và trả lời. Thế mạnh này cũng là thế yếu. Quá nhiều người Công giáo bị ấn tượng rằng đạo Công giáo chỉ gồm các luật lệ và nhiệm vụ. Đâu là niều vui của sự tự do làm con cái Chúa? Tôi nghĩ rằng Giáo lý Baltimore cũ có nội dung hay hơn những gì tôi nhận được khi lớn lên trong thập niên 1970 và 1980, nhưng có vẻ thiếu sự ngụy biện và phụ thuộc vào sự ghi nhớ. Giáo lý đưa ra ấn tượng rằng đời sống Công giáo giảm thiểu còn danh sách những điều “nên làm” và “không nên làm”. Ghép đôi điều này với sự nhục dục, có vẻ như khi cố gắng tuân thủ các luật lệ, chúng ta chỉ tạo ra để sa ngã. Chúa Giêsu không đến để giải thoát chúng ta khỏi sự giả hình đối với tôn giáo sao?

Với cách nhìn này, Công giáo có vẻ là mẫu biến hóa ngược với cách phản ứng của rất nhiều người. Đây là loại Công giáo có thể ấp ủ cuộc ra đi của những người đã từng là người Công giáo mà nay bỏ theo các giáo phái khác. Đây là loại công giáo tạo ra cách phóng khoáng hơn để tìm cách làm chúng ta thoát khỏi luật lệ bằng cách bỏ luật. Cách này có thể khiến người ta xa rời những người Công giáo tìm kiếm niềm vui trong mọi cách theo đưởi tội lỗi.

Còn Phúc Âm Công giáo? Đơn giản thôi, sự thật là Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi sự kiềm chế của sự dữ và sự chết, nuôi dưỡng chúng ta trong Đại Gia Đình Thánh của Ngài, để chúng ta có thể sống với tư cách là con cái Thiên Chúa! Kết quả của sự chọn lựa này là chúng ta có cuộc sống viên mãn, vui mừng, hạnh phúc, cân bằng, và bình an. Đó là sự chọn lựa của chúng ta. Và đây là nơi xuất hiện những rắc rối! Những trái tim yếu đuối không thể chiến thắng để nhận được phần thưởng hợp lý. Nếu chúng ta đến gần đức tin của chúng ta khi tuân giữ luật lệ mà không sống thân mật với Đức Giêsu Kitô, mọi lời chỉ trích đều đúng.

Khi sống trong tình yêu của Chúa Giêsu, chúng ta khám phá các giáo huấn của Giáo hội trong ánh sáng mới: Ánh sáng được thiết kế để bảo vệ tình yêu – tặng phẩm quý giá của Đức Kitô tuôn đổ vào tâm hồn chúng ta. Khi chúng ta cố gắng yêu mến Thiên Chúa bằng cả tấm lòng, trí khôn, sức mạnh, linh hồn, và yêu thương tha nhân như chính mình, chắc chắn chúng ta phải thể hiện qua hành động. Khi chúng ta phạm tội, chúng ta làm xói mòn – thậm chí là hủy hoại – tình yêu này. Mục đích các giáo huấn của Giáo hội là làm sáng tỏ (từ hơn 2000 năm sống và phản ánh tình yêu của Thiên Chúa) những gì phải làm và những gì nên tránh để bảo vệ Tình Yêu Thiên Chúa.

Hãy dùng hôn nhân làm ví dụ. Với tình yêu hôn nhân, người ta có những nhiệm vụ và bổn phận – một số nghiêm trọng hơn, một số có thể không quá nghiêm trọng. Nếu chúng ta liệt kê những hành động riêng, chúng ta sẽ có một danh sách dài. Đó là những trách nhiệm chúng ta phải làm nếu chúng ta muốn duy trì và phát triển tình yêu. Khi tình yêu nhạt phai, nhiệm vụ trở thành nặng nề trong hôn nhân.

Trong mối quan hệ với Chúa Giêsu cũng vậy. Nếu tình yêu của bạn suy yếu, các giáo huấn của Giáo hội cũng trở nên khó thực hiện đối với bạn. Như vậy, vấn đề không là việc giữ luật, mà là nhận thấy luật lệ không độc đoán. Hơn nữa, đó là cách sống và trưởng thành theo luật yêu thương.

Để tránh cách sống hạn chế và kém vui đối với người Công giáo, tôi muốn đưa ra vài điểm để áp dụng:

1. HÃY RƯỚC LỄ THƯỜNG XUYÊN KHI CÓ THỂ – Đây chính là tình yêu Thiên Chúa tuôn đổ vào các linh hồn được Chúa Giêsu hứa. Lạ lùng hơn, đó chính là Chúa Giêsu, với Thân thể, Máu, Linh hồn, Nhân tính và Thần tính của Ngài, được trao ban cho chúng ta cách nhiệm mầu dưới hình bánh và rượu.

2. HÃY ĐÓN NHẬN NGÀI TRONG TÌNH TRẠNG ÂN SỦNG – Điều này nghĩa là xưng tội hàng tháng, hoặc bất cứ lúc nào có tội trọng. Bí tích Hòa giải không chỉ là dưỡng chất cho linh hồn mà còn tăng lực cho cơ thể. Chúng ta phải ở trong tình trong có thể tiếp nhận dưỡng chất của Chúa để được lợi ích từ hồng ân thương xót của Thiên Chúa.

3. SUY NIỆM HẰNG NGÀY – Hãy đọc Kinh Thánh, nhất là Phúc Âm, chọn một câu hoặc một đoạn, xem điều gì “đánh động” bạn nhất. Rồi suy niệm để lắng nghe tiếng Chúa. Hãy cố gắng loại bỏ những gì làm bạn chia trí, lo ra. Cách cầu nguyện bằng Kinh Thánh đã được Thánh nữ Tiến sĩ Teresa Avila khuyến khích trong cộng đoàn tu của mình. Tôi đã áp dụng và thấy rất hữu ích.

4. QUYẾT ĐỊNH SỐNG – Khi đọc Kinh Thánh và suy niệm được khoảng 15 hoặc 30 phút, hãy có quyết định sống. Quyết định của chúng ta là lời hứa với Thiên Chúa, đáp lại hồng ân Ngài đã ban bằng cách cố gắng loại bỏ một tật xấu nào đó. Có thể giữ một quyết định cho cả ngày, hoặc có thể thay đổi, tùy Chúa Thánh Thần tác động nơi bạn.

Lưu ý: Cách tốt nhất để loại bỏ tính hư nết xấu là tập các nhân đức nào đối lập với tính xấu đó. Khi chúng ta phát triển về đường nhân đức, việc thực hiện điều tốt đối với chúng ta sẽ dễ dàng hơn, vui mừng hơn, sẵn sàng và mau mắn hơn. Như vậy, việc triệt tiêu khuynh hướng xấu được thay thế bằng hành động tốt.

5. HÃY XÉT MÌNH HẰNG NGÀY – Lúc cuối ngày, hãy xét mình xem bạn đã sống một ngày thế nào đối với quyết định của mình. Hãy tạ ơn Chúa về các ơn lành, các thử thách và các lợi ích trong ngày. Hãy xin lỗi Chúa về những điều xúc phạm Ngài vì đã không giữ vững quyết định của mình nếu lỡ điều đó đã xảy ra, và hứa cố gắng hơn vào ngày mai.

Tôi đố ai thuộc bất cứ phạm trù nào trên đây mà có thể chân thành và kiên nhẫn thực hiện trong một tháng. Nói dễ, chứ làm không dễ đâu. Tôi cược với bạn rằng sau một tháng mà quan điểm về Giáo hội của bạn có thể thay đổi!

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*