Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

RỐI LOẠN HOẢNG SỢ

VIỄN ĐÔNG (chuyển ngữ từ PanicDisorder.about.com)

[đăng trên tạp chí Thanh Niên – Tuổi Trẻ Hạnh Phúc, số 22, ra ngày 16-6-2017]

Rối loạn hoảng sợ là một hội chứng sợ hãi khá đa dạng:

1. Rối loạn hoảng sợ là dạng rối loạn lo lắng có đặc điểm là hoảng sợ bất ngờ và kinh niên – thể hiện qua các triệu chứng thể lý, cảm xúc, và nhận thức.

2. Rối loạn hoảng sợ hiện nay được chẩn đoán là có kèm theo hoặc không kèm theo chứng sợ khoảng rộng (agoraphobia). Có khoảng 1/3 những trẻ bị chứng rối loạn hoảng sợ sẽ có thể bị chứng sợ khoảng rộng, một dạng liên quan sự hoảng sợ cực độ khó thoát khỏi.

Chứng sợ khoảng rộng còn có thể là sợ đám đông, sợ đi xe, sợ không gian rộng. Các động thái này có thể khiến người ta không thể sống trọn vẹn. Trong một số trường hợp, chứng sợ khoảng rộng trở nên trầm trọng là sợ xa nhà, sợ những nơi không thoải mái như nhà mình.

3. Có nhiều nguy cơ, thường kết hợp với việc phát triển chứng rối loạn hoảng sợ. Tuổi bắt đầu mắc chứng này thường vào cuối thời kỳ thanh niên và đầu thời kỳ trưởng thành, chứng rối loạn hoảng sợ thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Ngoài ra, những người bị chứng rối loạn hoảng sợ có nguy cơ phát triển chứng lo lắng và chứng rối loạn tính khí.

4. Người ta vẫn chưa biết được nguyên nhân chính gây chứng rối loạn hoảng sợ. Có nhiều giả thuyết cho rằng cần xem xét các sự ảnh hưởng về sinh học, di truyền và môi trường đối với sự phát triển chứng rối loạn hoảng sợ. Người ta còn nói rằng chứng rối loạn hoảng sợ là do “mất cân bằng hóa chất”, nhưng đa số các chuyên gia đều đồng ý rằng chứng rối loạn hoảng sợ phức tạp và rất có thể là hậu quả của nhiều yếu tố.

5. Chứng rối loạn hoảng sợ chỉ có thể chẩn đoán bằng cách xác định sự chẩn đoán nhờ thu thập thông tin từ bệnh án của bệnh nhân, các triệu chứng hiện tại, và cách sống thay đổi mới đây. Khi có các dữ liệu chính xác, bác sĩ mới có thể xác định cách điều trị phù hợp.

6. Mặc dù rối loạn hoảng sợ không thể chữa trị, vẫn có nhiều liệu pháp. Nhiều người chọn liệu pháp tâm lý để theo dõi các triệu chứng, giải quyết các phức cảm, và phát triển các kỹ năng xử lý mới. Liệu pháp hữu hiệu phổ biến gồm liệu pháp nhận thức ứng xử (CBT – cognitive behavioral therapy), liệu pháp tâm lý động học tập trung hoảng sợ (PFPP – panic-focused psychodynamic psychotherapy), liệu pháp nhóm (group therapy, một dạng liệu pháp tâm lý liên quan một hoặc nhiều nhà trị liệu cùng lúc), liệu pháp hôn nhân và gia đình (MFT – marriage and family therapy).

Cũng có các cách khác để điều trị chứng rối loạn hoảng sợ. Bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm hoặc benzodiazepine để giúp xử lý hoặc loại bỏ các triệu chứng hoảng loạn. Lloai5 thuốc này có thể làm giảm cảm giác sợ hãi và giảm mức nghiêm trọng.
7. Sự lo âu luôn có vẻ như tăng thêm khi người ta cảm thấy căng thẳng. Sự căng thẳng có thể làm tăng mức hồi hộp và thậm chí có thể gây các triệu chứng hoảng loạn, nếu bệnh nhân có thể kiềm chế sự căng thẳng thì tình trạng bệnh cũng giảm.

Kỹ thuật xử lý căng thẳng có thể giúp cảm thấy bình tĩnh và thoải mái hơn. Kỹ thuật thư giãn có thể là cách hiệu quả làm giảm căng thẳng. Các kỹ thuật này giúp loại bỏ sự căng của cơ thể do sự lo lắng tạo ra. Một số hoạt động làm giảm căng thẳng gồm yoga, trầm tư, tưởng tượng, và tập thở.

Nếu bạn bị chứng rối loạn hoảng sợ, bạn có thể cho người khác biết tình trạng của mình. Nhiều người bị chứng rối loạn hoảng sợ, lo lắng, và sợ khoảng rộng nói rằng họ không biết có nên người khác biết hay không. Một số người không muốn cho người khác biết tình trạng của mình, như vậy gọi là “bí mật hoảng sợ”.

Thường có triệu chứng kết hợp với chứng rối loạn tâm thần. Nhiều điều lạ về chứng rối loạn hoảng sợ được quy cho là hiểu sai về chứng bệnh tâm thần này. Chẳng hạn, thường đổ lỗi cho người bị chứng rối loạn tâm thần. Nhiều người cho rằng các triệu chứng rối loạn hoảng sợ có thể kiểm soát được. Những người bị chứng rối loạn lo lắng thì bị coi là “kỳ quặc” hoặc “loạn thần kinh”. Kiểu phán đoán này có thể khiến người bệnh xa lánh và cảm thấy cô độc, những trạng thái liên quan chứng rối loạin hoảng sợ.

Có nhiều hiều lầm về chứng rối loạn hoảng sợ và chứng sợ khoảng rộng, điều này có thể khiến bệnh nhân không dám bày tỏ với gia đình và bạn bè. Sự hỗ trợ của xã hội có thể giúp bệnh nhân hồi phục mau chóng. Bệnh nhân rối loạn hoảng sợ có thể ít xa lánh nếu được người thân giúp đỡ. Dù cho khó nói, nếu bạn bị chứng rối loạn hoảng sợ cũng có thể hữu ích nếu cố gắng nói cho bạn bè và gia đình biết tình trạng của mình.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*