Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Khiêm Nhường

Ms.Mun

Chúa Nhật XXII Thường Niên Năm C
< Lc 14,1.7-14>

“Bất kỳ tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”. Đó là điều mà Đức Giêsu muốn trao gửi cho chúng ta qua đoạn Tin Mừng hôm nay .
Khiêm nhường; Cụm từ này đối với ngày hôm nay hình như nó thật xa lạ, nó thật viển vông, tại sao lại phải khiêm nhường? Vậy thì khiêm nhường là gì nhỉ? Khiêm nhường; khiêm: có nghĩa là khiêm tốn. Nhường: có nghĩa là nhường nhịn. Vậy khiêm nhường có nghĩa là khiêm tốn và nhường nhịn trong các mối quan hệ, không tự đánh giá cao bản thân mình và cũng không khoe khoang. Nói tóm lại khiêm nhường chính là không tranh giành sự hơn kém với người khác, khiêm tốn không ba hoa hay khoe khoang và đồng thời cũng là nhường nhịn sẵn sàng coi người khác hơn mình. Là chấp nhận chính mình như mình “là” và đón nhận người khác như họ “là”.
Nói về tính khiêm nhường trong cuốn Nhật Ký về Lòng Thương Xót của Thánh Nữ Faustina Kowalska, Chúa Giêsu nói với Thánh Nữ về nhân đức khiêm nhường: “Con hãy đem đến Ta các tâm hồn hiền hòa, khiêm tốn và những tâm hồn trẻ thơ. Hãy nhận chìm họ vào đại dương Thương Xót của Ta. Những tâm hồn này giống Trái Tim hơn hết. Họ tăng nghị lực cho Ta để Ta bước vào cơn hấp hối đau thương. Ta thấy họ như những Thiên Thần trần thế, chầu chực quanh các bàn thờ của Ta. Ta đổ tràn trên họ những dòng thác lũ ân sủng. Duy chỉ những tâm hồn khiêm nhường mới có khả năng đón nhận ân huệ của Ta. Ta đặc biệt tín nhiệm nơi những tâm hồn đó. ”
Vậy thì khiêm nhường được thể hiện như thế nào trong xã hội ngày hôm nay đầy dẫy những cạnh tranh, những bon chen….nếu nơi công sở ta không khôn ngoan, cứ nhịn nhục, ta sẽ bị bắt nạt sẽ bị thua thiệt, sẽ bị cười chê, và thiết nghĩ trong mọi mối tương quan. Như thế có nghĩa là những người có đức tính khiêm nhường luôn bị thua thiệt, khinh chê????
Nhưng ngược lại không phải thế, vì người sống khiêm nhường sẽ biết đối xử tử tế với mọi người. Biết kính trên nhường dưới, đâu là phải là trái và sống đơn thuần, thảo hiếu và trong sáng trong cách suy nghĩ và hành động với tâm lòng.
Như vậy, ta thấy khiêm nhường là một đức tính tốt và bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ nó. Những người có đức tính tốt đẹp này thì thường được mọi người không những yêu quý mà còn rất nể phục. Bởi vì họ có tinh thần học hỏi cao và những người như thế thường rất là tốt. Như vậy còn ngần ngại gì nữa mà không xây dựng đức tính đó cho mình?.
“Bất cứ ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” Chúng ta hãy học nơi Đức Giêsu, Ngài là Thiên Chúa, nhưng đã tự khiêm tự hạ, đã mặc lấy thân xác yếu hèn của chúng ta để chúng ta được thông phần vào ơn cứu độ. Đức khiêm nhường của Đức Giêsu là hủy bỏ mình để đến với những ai đau khổ, đã rong ruổi khắp các làng mạc tìm đến những người bệnh tật, những người tội lỗi, những ai khổ đau, và cùng đích của điều ấy là đồi Calvê, nơi mà Ngài đã “tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên thập giá” (Pl 2,8).
Như Đức Giêsu, khiêm nhường đồng nghĩa với yêu thương, nếu không có tình yêu thương, chúng ta sẽ không thể khiêm tốn, không nhường nhịn được, bởi bản tính tự nhiên là thích khoe khoang, thích nổi tiếng chứ không ai thích ẩn danh. Thế nhưng Đức Giêsu đã làm ngược lại và đã được Thiên Chúa Cha tôn vinh vượt trên mọi danh hiệu, “ khi nghe danh thánh Giêsu thì mọi vật trên trời dưới đất, đều suy phục..”
Bất cứ ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” Làm thế nào chúng ta có thể đưa vào thực hiện cụm từ này của Tin Mừng? Chúng ta nên là mục tiêu của nó là tình yêu nguyên thủy của Tin Mừng và cố gắng để phục vụ tất cả mọi người chúng ta gặp nhau. Mỗi người là Chúa chúng ta, và trong mỗi người chúng ta có đặc ân phục vụ Chúa Giêsu.
Như Mẹ Maria, khiêm nhường nhìn nhận mình là nữ tì của Thiên Chúa, nên Thiên Chúa đã nâng người lên và từ đời nọ tới đời kia đều ngợi khen người có phúc.

Hãy nhìn các bậc cha mẹ, ta sẽ thấy họ khiêm nhường thế nào, luôn lo lắng cho con mình dù có phải hy sinh thế nào đi nữa, họ vẫn vui, dù có vất vả thế nào họ vẫn hài lòng, vẫn quên mình, chỉ cần con mình được đầy đủ, hạnh phúc. Vì trong sách huấn ca khuyên ta “ hỡi con, hãy thi hành công việc của con cách hiền hoà, thì con sẽ là người Thiên Chúa qúi chuộng….< Hc 3, 19-21>.
Giữa các anh chị em với nhau cũng vậy, cần có sự khiêm nhường để coi anh chị em hơn mình, và vui và trân trọng qúi mến vì điều đó chứ không để ghanh tị, để chia rẽ…….. “
Cũng thế, ta cần đối xử với những người sống xung quanh ta, cùng làm chung công sở, nơi học đường…. có thể ta hơn học môn này hơn bạn, nhưng ta lại không bằng bạn môn khá. Ta có thể hơn đồng nghiệp về chuyên môn này nhưng ta lại không giỏi chuyên môn kia…..nên chúng ta đừng vội tự cao tự đại và cho là ta khôn giỏi hơn người, bởi chúng ta đều là những con người bất toàn. Và vì thế, cần khiêm nhường để luôn thấy mình còn thiếu, cần học hỏi những điều hay nơi người khác , cần hoàn thiện mình hơn.
Cũng vậy, chỉ có người khiêm nhường mới nhận ra những thiếu xót, yếu đuối và tội lỗi của mình và sẵn sàng chạy đến với lòng thương xót của Thiên Chúa để lãnh nhận ơn tha thứ, hoán cải và trở về. Vì người kiêu ngạo thì luôn cho mình là hoàn thiện, là giỏi giang… và mầm mống tội lỗi đã ăn sâu trong lòng họ mà họ không biết.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết học nơi Chúa sự hiền lành và khiêm nhường. Xin biến đổi chúng con mỗi ngày, để chúng con nên giống Ngài, luôn tôn trọng mọi người, phục vụ trong yêu thương và vô vị lợi. Để thế giới này bớt đi những khổ đau, bớt đi những rẽ chia, những thất vọng….Amen.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*