Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Lễ Tạ Ơn

TRẦM THIÊN THU (tổng hợp và chuyển ngữ)

Lễ Tạ Ơn (Anh ngữ: Thanksgiving Day, Pháp ngữ: Jour de l’Action de grâce) là ngày lễ nghỉ toàn quốc, được cử hành đầu tiên tại Hoa Kỳ và Canada. Đây là ngày tạ ơn về sự may mắn của vụ mùa thu hoạch. Lễ Tạ Ơn được mừng vào Thứ Năm trong tuần thứ tư của Tháng Mười Một, được tổng thống Lincoln (Hoa Kỳ) công bố năm 1863, và mừng vào Thứ Hai trong tuần thứ hai của Tháng Mười ở Canada. Lễ Tạ Ơn có nguồn gốc từ truyền thống tôn giáo, nhưng được cử hành theo phong cách đời đã từ lâu.

Tháng 9-1620, con tàu nhỏ Mayflower rời Plymouth (Anh quốc), chở theo 102 hành khách đi tìm tự do, họ tìm một nơi có thể làm chủ đất và sống đức tin, và nơi đó là Tân Thế Giới. Sau chuyến hải hành kéo dài 66 ngày, họ neo tàu tại Cape Cod, xa về hướng Bắc tại cửa sông Hudson. Một tháng sau, con tàu Mayflower đi qua Vịnh Massachusetts, tới nơi thì họ bắt đầu công việc tạo dựng ngay một ngôi làng tại Plymouth.

Qua mùa Đông khắc nghiệt đầu tiên, đa số vẫn phải ở trên tàu và bị bệnh truyền nhiễm. Chỉ một nửa số hành khách trên tàu Mayflower còn sống sót để được hưởng mùa Xuân đầu tiên tại New England. Tháng Ba, họ lên bờ, họ gặp một người đàn ông Ấn Độ là Abenaki, người này chào họ bằng tiếng Anh. Vài ngày sau, ông này trở lại với một người Mỹ bản xứ, tên là Squanto, thuộc bộ lạc Pawtuxet, rồi bị một thuyền trưởng người Anh bắt và bán làm nô lệ. Đoàn người tìm tự do được Squanto dạy cho biết cách ăn uống hợp lý để tránh bệnh tật, cách trồng bắp, cách lấy nhựa cây thích (maple), cách bắt cá, tránh cây độc, và giúp họ làm nhiều thứ khác. Nhờ những cách đó mà dân bộ lạc Wampanoag đã sinh tồn hơn 50 năm.

Tháng 11-1621, sau vụ thu hoạch đầu tiên tốt đẹp, thống đốc William Bradford tổ chức lễ hội và mời một nhóm người Mỹ bản xứ, có cả tù trưởng Massasoit của bộ lạc Wampanoag. Đó là Lễ Tạ Ơn đầu tiên của người Mỹ, và kéo dài 3 ngày.

Lễ Tạ Ơn phổ biến trong hầu hết các tôn giáo sau các mùa thu hoạch hoặc các dịp khác. Lịch sử của Lễ Tạ Ơn ở Bắc Mỹ có nguồn gốc theo truyền thống Anh quốc có từ cuộc Cải Cách Tin Lành. Lễ Tạ Ơn còn gọi là Lễ hội Thu hoạch, mặc dù mùa thu hoạch ở New England xảy ra trước cuối tháng Mười Một, không trùng với ngày Lễ Tạ Ơn ngày nay.

Theo truyền thống Anh quốc, ngày Lễ Tạ Ơn và các dịp tạ ơn khác là dịp quan trọng trong thời Cải Cách của Anh quốc dưới triều vua Henry VIII, đối lại với nhiều lễ tạ ơn theo lịch Công giáo. Trước năm 1536, có 95 ngày nghỉ của Giáo hội, cộng với 52 Chúa Nhật, những ngày buộc người ta kiêng việc xác, phải tới nhà thờ, và đôi khi còn phải nộp ít tiền. Cuộc Cải Cách năm 1536 hạn chế số ngày nghỉ còn 27 ngày, nhưng một số tín đồ Thanh giáo (Puritans) muốn loại bỏ hết các ngày nghỉ của Công giáo, kể cả lễ Giáng Sinh và Phục Sinh.

Các ngày nghỉ được thay thế bằng những “ngày ăn chay” hoặc “ngày tạ ơn”, đối lại với các sự kiện mà người Thanh giáo coi là “hoạt động dự phòng”. Có các phép lành được coi là của Chúa và người ta muốn gọi là Ngày Ăn Chay. Chẳng hạn, Ngày Ăn Chay được áp dụng trong vụ hạn hán năm 1611, các đợt lũ lụt năm 1613, các đại dịch năm 1604 và 1622. Ngày Lễ Tạ Ơn được cử hành sau khi chiến thắng quân Armada của Tây Ban Nha năm 1588 và cuộc giải thoát Nữ hoàng Anne năm 1705. Lễ Tạ Ơn được mừng hằng năm bắt đầu từ năm 1606, sau thất bại Gunpowder Plot năm 1605 và được gọi là Ngày Guy Fawkes.

Một số nhà nghiên cứu nói rằng “không ai biết nguồn gốc ngày Lễ Tạ Ơn của Canada”. Lễ Tạ Ơn đầu tiên của Canada có từ năm 1578 cùng với nhà thám hiểm Martin Frobisher. Frobisher là người tìm ra đường biển phía Bắc tới Thái Bình Dương, ông tổ chức Lễ Tạ Ơn không để mừng mùa thu hoạch mà để tạ ơn về sự sống sót sau cuộc hành trình dài từ Anh quốc, đầy gian nan và nguy hiểm. Trên chuyến hải hành thứ ba (cũng là chuyến cuối cùng) tới phương Bắc, Frobisher đã tổ chức Lễ Tạ Ơn chính thức tại Vịnh Frobisher ở Đảo Baffin (ngày nay là Nunavut) để tạ ơn Thiên Chúa.

Nguồn gốc Lễ Tạ Ơn của Canada có thể do những người Pháp đến New France cùng với nhà thám hiểm Samuel de Champlain hồi đầu thế kỷ 17 để ăn mừng mùa thu hoạch. Những người Pháp ở vùng này mừng lễ vào cuối mùa thu hoạch và tiếp tục qua hết mùa Đông, họ cùng chia sẻ lương thực với dân bản xứ của vùng nàyhttp://en.wikipedia.org/wiki/Indigenous_peoples.

Dân nhập cư từ New England đến Canada mừng Lễ Tạ Ơn vào cuối mùa Thu. Còn dân nhập cư đến từ Ai Len, Tô Cách Lan và Đức, họ kết hợp Lễ Tạ Ơn với lễ hội mừng mùa thu hoạch. Đa số các phương diện của Lễ Tạ Ơn (chẳng hạn món gà tây) được kết hợp thêm khi những người trung thành với đế quốc trốn khỏi Hoa Kỳ thời Cách Mạng Hoa Kỳ và định cư tại Canada.

Ngày nay, Lễ Tạ Ơn là ngày nghỉ theo quy định ở hầu hết các vùng thuộc Canada, ngoại trừ các vùng ở Đại Tây Dương thuộc Đảo Hoàng Tử Edward, Newfoundland và Labrador, New Brunswick và Nova Scotia.


Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*