Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Điều gì ngăn cản bạn nên thánh?

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)
Chúa Nhật III Mùa Vọng – 2014

Càng lớn càng tốt. Luôn luôn như vậy. Đó là câu châm ngôn của chúng ta. Từ xe cộ tới nhà cửa, từ chi phí tới vật dụng, được voi đòi tiên, chúng ta không bao giờ thỏa mãn với những gì mình có. Mỗi người có cách thức và mức độ khác nhau.

Ngay cả những người Công giáo cũng không ngoại trừ lối suy nghĩ đó – dù là giáo sĩ, tu sĩ hoặc giáo dân. Chúng ta muốn làm những gì có ý nghĩa đối với Thiên Chúa và vượt qua những gì đời thường. Chúng ta muốn đi truyền giáo ở Mỹ châu Latin nhưng lại không nói được một lời tử tế với cha mẹ! Chúng ta muốn phục vụ những người vô gia cư, nhưng chúng ta lại không muốn đụng ngón tay để làm việc lặt vặt ở nhà!

Những điều lớn có thể đòi hỏi nhiều nỗ lực trong một thời gian ngắn. Những điều nhỏ đòi hỏi ít thời gian nhưng phải lặp đi lặp lại. Nhiệm vụ là điều quan trọng, nhưng bảy ngày sau bạn có thể trở lại cuộc sống bình thường hằng ngày. Thay cái tã cho đứa bé là quá trình nhanh gọn, là “chuyện nhỏ”, nhưng đó là điều phải làm hằng ngày trong suốt vài năm – chuyện nhỏ hóa chuyện lớn đấy!

Ai cũng có thể vác thập giá trong một thười gian ngắn, nhưng rất khó để kiên trì vác thập giá hằng ngày, thậm chí là mọi lúc và mọi nơi. Chúng ta không thể chỉ vác thập giá khi thuận tiện, vui thì vác, buồn thì nghỉ. Thánh Teresa Hài Đồng nhắc nhở chúng ta: “Bạn không thể làm thánh nửa vời, mà phải làm thánh trọn vẹn hoặc không làm thánh”. Làm thánh trọn vẹn đòi hỏi chúng ta phải làm mọi thứ vì yêu mến Chúa, dù vui hay buồn.

Chướng ngại vật duy nhất trên đường nên thánh là chúng ta không đồng ý với kế hoạch của Thiên Chúa dành cho chúng ta – tức là chúng ta chỉ muốn theo ý riêng.

Nhiều người muốn có những cách khác để nên thánh: Là nhà truyền giáo, là diễn giả, là người sáng lập hội từ thiện, là giám mục, là linh mục, là tu sĩ, là người lập dòng, là nhân vật nổi tiếng,… nhưng chúng ta quên rằng Thiên Chúa đã trang bị cho chúng ta cách nên thánh ngay tại văn phòng, trường học, bệnh viện, công sở, gia đình,… hoặc ở bất cứ nơi nào chúng ta được Thiên Chúa đặt vào, với bất cứ cương vị nào chúng ta được Thiên Chúa trao cho.

Các thánh dạy chúng ta rằng con đường nên thánh có ngay trong cuộc sống trần gian này, với các công việc bình thường. Bình thường mà không tầm thường. Làm điều bình thường một cách phi thường. Đừng đòi hỏi hoặc áp đặt Thiên Chúa.

Các thánh đều có cách nên thánh khác nhau. Thánh Giuse chu toàn bổn phận làm chồng và làm cha, Thánh Isidore là một nông dân, và Thánh Teresa Hài Đồng cho chúng ta biết “con đường nhỏ” đến với Thiên Chúa. Trung thành với bổn phận bình thường của cuộc sống là chúng ta đến gần với Thiên Chúa, để nhờ Ngài mà chúng ta nên thánh. Bằng cách chấp nhận Thánh Ý Ngài dành cho cuộc đời chúng ta và dâng cho Ngài mọi động thái nhỏ nhất vì sáng danh Ngài, chúng ta có thể trở nên người như Ngài muốn. Những việc chúng ta làm chẳng là gì đối với Ngài, nhưng cách chúng ta làm mới quan trọng. CP Mẹ Teresa Calcutta khuyên: “Chúng ta chẳng làm được việc gì lớn lao, hãy làm những việc nhỏ với lòng yêu mến lớn”.

Mùa Vọng là cơ hội tốt để chúng ta làm những điều nho nhỏ nhưng với lòng yêu mến Thiên Chúa. Thay vì biện hộ cho việc chúng ta không thể nnê thánh, hãy tìm những cách hữu hiệu để thánh hóa đời sống hằng ngày. Hãy nói lời tử tế với bất kỳ ai chúng ta gặp, hãy cười với người lạ, hãy vui làm việc nhà, hãy dâng mọi sự cho Thiên Chúa: “Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen” (Kinh Sáng Soi). Khi chúng ta chuẩn bị đón mừng Chúa giáng sinh, hãy làm những việc nhỏ với lòng yêu mến lớn, đó là cách bạn biết mình sẽ là một thánh nhân.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*