Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Giá trị tâm linh trong văn hóa

Lêvi

Kì II:

Niềm tin thiêng liêng hay siêu nhiên là một khái niệm mà các nhà khoa học ngày nay rất ngại nhắc đến. Tuy nhiên nó lại là một thực thể xếp vào loại có truyền thống lâu đời nhất trong lịch sử loài người. Chúng ta không thể xác định được sự ra đời trước sau, nhưng chắc chắn nó luôn đồng hành với sự ra đời của tín ngưỡng và tôn giáo. Vì “có thờ có thiêng” là thế. Mà tín ngưỡng tôn giáo lại là một hành vi nhân sinh (chưa nói là nhân linh), tức là đặc tính của riêng con người phân biệt với con vật. Chính tín ngưỡng-tôn giáo là yếu tố mạnh mẽ làm cho con người được biến đổi, được “trở nên” và cũng là động lực để lại cho nhân loại nhiều sản phẩm, công trình nhất (các kiến trúc nghệ thuật, các công trình nhà thờ, đền, chùa, các nghi lễ, ý niệm luân lý…kể cả đa số các phong tục tập quán) làm giàu cho kho tàng nhân loại. Như thế, phải chăng khi không đề cập đến yếu tố tâm linh là đã chối bỏ cái căn nguyên nền tảng, cái động lực của văn hoá mà chỉ đi nghiên cứu bề mặt, thậm chí một nửa bề mặt của giá trị văn hoá là vật chất và tinh thần (!?). Và khi vô tình hay cố ý loại trừ như vậy, phải chăng các nhà nghiên cứu văn hoá đã đi nhầm lãnh vực và mục đích sang bộ môn Xã hội học vì đã không còn đứng hai chân trên mảnh đất đối tượng để tìm hiểu đối tượng.

Trong Huấn thị Thử tìm một hướng đi cho vấn đề HNVH ban hành ngày 23.5.1999, Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hoá khẳng định: “Văn hoá là phương thế đặc thù mà mỗi người và mỗi dân tộc dựa vào để tổ chức các quan hệ của mình với thiên nhiên, với anh chị em đồng loại, với bản thân mình và với Thiên Chúa, để có được một cuộc sống nhân bản trọn vẹn”. “Văn hoá chỉ có: thông qua con người, nhờ con người và cho con người” (Công Đồng Vatican II, Hiến chế Gaudium et spes, số 2). Như vậy, văn hoá là những giá trị, những thực thể của riêng con người có và làm nên mối quan hệ đa chiều cho con người: đi vào cho bản thân, đi ra cho thế giới, đi ngang với anh chị em, đi về với truyền thống, đi xuống với thiên nhiên, và đặc biệt đi lên với Thiên Chúa, để có được một cuộc sống nhân bản trọn vẹn “theo hình ảnh Thiên Chúa” (St 1, 26).

Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay (Gaudium et Spes) của Công đồng Vaticanô II khi định nghĩa về văn hóa đã nói: “Theo nghĩa tổng quát, chữ văn hoá chỉ tất cả những gì con người để trau dồi và phát triển các năng khiếu đa diện của tâm hồn và thể xác, cố gắng chế ngự cả trái đất bằng tri thức và lao động, làm cho đời sống xã hội, đời sống gia đình cũng như đời sống chính trị trở nên nhân đạo hơn, nhờ sự tiến bộ trong những tập tục và định chế. Sau hết, diễn tả và thông truyền, bảo tồn các công trình của mình, những kinh nghiệm tinh thần và hoài bão lớn lao của các thời đại, để giúp cho nhiều người và toàn thể nhân loại tiến bộ hơn” . Những trình bày trên cho thấy Vaticanô II đã cố gắng vượt lên định nghĩa cổ điển về văn hoá chỉ coi nó như một tổng thể phức hợp vật chất và tinh thần. Đọc định nghĩa này, chúng ta không thấy nói gì về tâm linh nhưng rõ ràng đã hướng tới một cái gì sâu xa, siêu việt và bao trùm kiểu một “kinh nghiệm tinh thần và hoài bão lớn lao của các thời đại” như lời Thông điệp Đức Tin và Lý Trí: “Dù bắt nguồn sâu xa từ trong các kinh nghiệm, nhưng các nền văn hóa cho thấy rõ nét đặc thù của con người là mở ra với những gì phổ quát và siêu việt” . Phải chăng Công đồng đã sánh ví các giá trị này với sự ẩn tàng và thiên hướng nội tại về Nước Thiên Chúa trong các nền văn hoá? Câu trả lời cho nhận định này chắc chắn sẽ rõ ràng hơn với phát biểu của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Tông huấn Giáo Hội tại Á châu: “Nước Chúa lại đến với những con người có liên hệ sâu xa với một nền văn hoá nhất định nào đó, và không thể xây dựng Nước Chúa mà không vay mượn một số yếu tố lấy từ các nền văn hoá nhân loại.” (ĐGH. Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Á châu (Ecclesia in asia), ngày 06.11.1999, số 21).

Tóm lại, nếu giới hạn khái niệm văn hóa chỉ là tổng hợp những giá trị vật chất và tinh thần như cách hiểu của khoa Nhân Chủng học, thì thiết nghĩ, chúng ta đã không trình bày hết bản chất của vấn đề. Vậy đã đến lúc khoa Văn hóa học, thậm chí cả khoa Nhân Chủng học cần phải có những bứt phá quan điểm truyền thống để thực sự “đứng chân trên mảnh đất của mình” mà nghiên cứu. Nếu phủ nhận tính tâm linh của thân phận con người cao cả, thì phải chăng ta đang ở trong sự chi phối vô hình của một chủ nghĩa Vô thần cực đoan và dối trá. Cực đoan vì các thứ chủ nghĩa (ism) đều luôn tự cho mình là tuyệt đối (dù là Chủ nghĩa Tương đối). Và dối trá vì không bao giờ chúng ta thấy “sự vô thần” thực sự trong thực tế cuộc sống của những người vô thần. Trong tinh thần này, người viết xin tạm mạnh dạn trình bày một khái niệm riêng về văn hoá.

Có 01 phản hồi cho bài viết: Giá trị tâm linh trong văn hóa

  • Bản Sắc Văn Hóa Người Giáo Dân Ở Nước Ngoài

    Từng là một du học sinh ở nước ngoài, cộng với thời gian được du lịch đây đó, tôi có thể khẳng định: ở đâu có người Việt, ở đó có bản sắc, truyền thống, tinh thần Việt; Ở đâu có Giáo dân Việt Nam, ở đó có những sinh hoạt phượng tự thắm nhuần tinh thần giáo hội Việt Nam.
    Gần 4 triệu người Việt trong đó có một số khá lớn là người Công giáo đang sinh sống, học tập và làm việc ở hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp năm châu đã và đang là sợi dây kết nối đưa bản sắc văn hoá Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Họ đã làm được những gì:
    1. Gìn giữ tiếng Việt là gìn giữ nét đặc trưng nhất của người Việt Nam ở nước ngoài, tạo sự gắn kết với các cộng đồng người Việt trên thế giới và với quê hương. Nhận thức được điều này nên các thế hệ người Việt xa xứ vẫn luôn quan tâm đến việc dạy và học tiếng Việt cho các thế hệ sau như một việc làm tất yếu để gìn giữ bản sắc văn hoá. Đặc biệt là thế hệ những người đã ngoài 50 tuổi, luôn mong muốn con em mình biết và hiểu tiếng Việt để tìm về với cội rễ, cha ông.
    Chị Bùi Ái Phượng, Việt kiều Công giáo tại Rôma khẳng định, muốn con em người Việt, các thế hệ sinh ra ở nước ngoài nói và yêu thích tiếng Việt thì các bậc phụ huynh phải nói tiếng Việt nhiều hơn, nhất là trong gia đình, giáo xứ, trong các Thánh lễ bằng tiếng Việt.
    Bà Maria Hồng vốn sinh ra và lớn lên ở Mỹ, nhưng vẫn nói và hiểu rất rõ tiếng Việt bởi cha mẹ bà luôn dành nhiều thời gian dạy và nói chuyện bằng tiếng Việt với bà khi còn nhỏ. Không những thế, bà Hồng còn hát được hàng chục bài hát Thánh Ca tiếng Việt, thuộc rất nhiều bài thơ Đạo của các tác giả trong nước.
    Với mong muốn gìn giữ tiếng nói của cha ông, Hội người Công Giáo Việt Nam tại Mỹ luôn coi trọng việc dạy và học tiếng Việt của các thế hệ sau. Nhiều gia đình giáo dân người Việt tại Mỹ đều sử dụng tiếng Việt hàng ngày, tham dự các Thánh lễ tiếng việt…
    Hàng năm, người Công giáo Việt kiều về quên đón tết, họ rất vui vì được sống giữa lòng Giáo Hội Việt Nam, được đi lễ với mọi người trong không khí ấm áp, tình nghĩa vốn có của người Việt.
    2. Mô hình gia đình truyền thống với nhiều thế hệ cùng sinh sống trong một mái nhà, quây quần bên mâm cơm ấm cúng vẫn được nhiều gia đình giáo dân Việt Nam ở nước ngoài gìn giữ và duy trì. Những ngày lễ Tết chính là dịp để các gia đình giáo dân Việt xum vầy, cùng tổ chức Tết Việt để con em biết về truyền thống quê hương. Những hoạt động này là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với cộng đồng giáo dân Việt Nam ở nước ngoài.
    Áo dài – tà áo thể hiện nét nữ tính, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong các ngôi Thánh Đường Công Giáo đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam, tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế.
    Phở và những món ngon của Việt Nam có mặt khắp năm châu cùng với cộng đồng người Việt đã có vị trí xứng đáng trong cộng đồng giáo dân nước sở tại, ghi dấu ấn về văn hoá ẩm thực Việt Nam.
    Tuy xa quê nhà nhưng hầu như cộng đồng người giáo dân Việt Nam vẫn giữ được nhiều phong tục tập quán tốt đẹp như lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, xin lễ, đọc kinh cho người quá cố, đi lễ nhà thờ, tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật, sinh hoạt thánh ca, sinh hoạt cộng đồng…
    Việc hình thành các ngôi nhà thờ Việt ở “trời Tây” trong thời gian qua đã góp phần củng cố đời sống tâm linh cho bà con giáo dân ở nước ngoài. Thông qua sinh hoạt tôn giáo, nhiều nét đẹp truyền thống đang được ngày càng nhiều người Việt trẻ tuổi trong cộng đồng biết đến.

    M. Huyen

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*