Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Tìm hiểu Hiến Chế Dei Verbum

Thay Lời Tựa

Nhằm góp phần vào việc học tập, nghiên cứu của bạn đọc gần xa; cộng với xu hướng phát triển tất yếu của một Website, trang diễn đàn baicamoi.com xin được mở thêm chuyên mục: “Các bài nghiên cứu – khảo luận” về các lĩnh vực: văn hóa, tôn giáo, triết học, thần học…. Đây là nơi để bạn đọc có thể chia sẻ các bài viết của mình với mọi người, hầu giúp ích cho việc học tập của mọi người, cách riêng với các sinh viên, chủng sinh… ở khắp nơi.

 Chuyên mục mong được sự cộng tác bài vở của quí bạn đọc gần xa, để website ngày càng lớn mạnh, góp phần trong việc phục vụ và thánh hóa các tâm hồn.

 Mở đầu chuyên mục, baicamoi.com xin giới thiệu đến quí độc giả bài nghiên cứu thần học: “Tìm hiểu Hiến chế tín lý Dei Verbum” – một Hiến chế rất quan trọng của Công Đồng Vaticanô II về “LỜI CHÚA”. Đây là bài viết mà các sinh viên Công Giáo hay các Chủng sinh xa gần có thể tham khảo trong việc học và làm Thần Học của mình.

  Tiếp sau sẽ là 30 đề tài về triết học và Thần học – là các bài nghiên cứu của các Chủng sinh thuộc Đại Chủng viện Thánh Giuse. Kính mong sự góp ý và cộng tác của quí bạn đọc, để chuyên mục ngày càng hấp dẫn, bổ ích.

Đề tài: Tìm hiểu Hiến Chế Dei Verbum

DÀN BÀI CHI TIẾT

I. Dẫn nhập

            Sau bốn kỳ họp, mỗi kỳ kéo dài khoảng hai tháng trong vòng bốn năm, Công Đồng đã đúc kết được 16 văn kiện có tầm mức và uy tín khác. Sau đây là bài tìm hiểu vắn tắt về Hiến chế Dei Verbum, một trong những văn kiện quan trọng nhất của Công Đồng…

II. Lý do có Hiến chế

- Việc nghiên cứu Kinh Thánh theo phương pháp phê bình lịch sử của Học Viện Kinh Thánh Giáo Hoàng xuất hiện nhiều vấn đề cần phải bàn lại.

- Vẫn còn chủ trương chú giải Kinh Thánh không phù hợp: “thiêng liêng”, “sola scriptura”…

III. Tiến trình hình thành Hiến chế

- Tiến trình hình thành hiến chế rất phức tạp và kéo dài tới ba năm, với nhiều bản phác thảo, và bản cuối cùng được chấp thuận vào ngày 22- 9-1965.

IV. Nội dung Hiến Chế

1. Nêu lên khái niệm “mc khi”

- Hiến chế không còn chỉ trình bày mạc khải bằng những từ ngữ về các chân lý; trước tiên mạc khải quy chiếu về việc Thiên Chúa tự thông ban chính mình.

2. Trình bày khái niệm “Thánh Truyn” theo nghĩa rng

- Thánh Truyền và Thánh Kinh được nối kết và thông giao với nhau cách chặt chẽ do cả hai đều phát xuất từ một nguồn mạch thần linh.

3. Làm rõ Ơn linh hứng và chân lý Kinh Thánh

- Hiệu quả của ơn linh hứng là: Kinh Thánh dạy sự thật và là sự thật dẫn đến ơn cứu độ. Thánh Kinh dạy ta cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm, chân lý mà Thiên Chúa đã muốn Thánh Kinh ghi lại nhằm cứu độ chúng ta.

4. Xác định lại Việc gii thích Kinh Thánh

- Giải thích Kinh Thánh là tìm xem Thiên Chúa muốn nói gì qua các bản văn thánh: “Để tìm ra chủ ý của các thánh sử, giữa những phương pháp khác, cũng cần phải đến “văn thể”.

5. Đưa ra quan điểm về Mục v Kinh Thánh

a) Dịch Kinh Thánh

- Lối vào vào Thánh Kinh cần phải được mở rộng  cho các Kitô hữu .

b) Nghiên cứu Kinh Thánh

- Hiến chế khuyến khích các nhà nghiên cứu thần học và Kinh Thánh kiên trì làm việc.

c) Giảng dy da trên Kinh Thánh

- Chính nhờ Thánh Kinh, việc giảng thuyết của các vị chủ chăn, việc dạy giáo lý và toàn thể giáo huấn Kitô giáo…được nuôi dưỡng và tăng trưởng.

d) Học hỏi và suy gm Kinh Thánh

- Hiến chế ân cần khuyên nhủ mọi người mọi giới trong Hội Thánh năng đọc Sách Thánh.

V. Tầm quan trọng của Hiến chế

- Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải có một tầm ảnh hưởng lớn lao trong nền thần học công giáo và cuộc đối thoại hiệp nhất, làm bản quy chiếu cho nhiều văn kiện của Giáo Hội trong hơn 40 năm trở lại đây kể từ khi có Hiến chế…

VI. Kết luận.

            Hiến chế Mạc Khải đã mở đầu một giai đoạn mới cho vai trò của Kinh Thánh trong đời sống Hội Thánh, Hiến Chế nhắc nhở chúng ta nội dung đức tin hết sức phong phú và sống động của Giáo Hội về mạc khải của Thiên Chúa hoàn tất trong Đức Kitô. Nhờ Hiến Chế Dei Verbum, hiện nay, Lời Chúa đã được coi trọng hơn và đã được phổ biến đến hầu hết mọi người, mọi nhà…

BÀI LÀM

I. Dẫn nhập:

Công Đồng Chung Vatican II đã được đánh giá là biến cố hết sức ý nghĩa của thế kỷ XX, cả trong lịch sử phàm tục cũng như lịch sử Hội Thánh. Một bằng chứng hùng hồn cho các nhận định trên, đó là những cải cách sâu rộng mà Công Đồng Vatican II đã giúp thực hiện trong lòng Hội Thánh hơn 40 năm qua, khiến khi hướng tới năm thánh 2000, Đức Gioan-Phaolô II đã mơ đến “mùa xuân mi ca đi sng ki-tô hu”.

Ngược dòng lịch sử, vào ngày 25-01-1959, trước sự ngỡ ngàng của các cố vấn, Đức giáo hoàng Gioan XXIII đã loan báo Công Đồng, và ngài đã thật sự ban lệnh triệu tập Công Đồng vào ngày 25-12-1961. Thế là Công Đồng Vatican II đã khai mạc vào ngày 11-10-1962. Theo ý của Đức Gioan XXIII, đây là Công Đồng “mục vụ”: “cởi mở với thế giới; thông cảm chứ không lên án tuyệt thông; xót thương hơn là khắt khe; loan truyền Phúc Âm với niềm hy vọng hơn là với tâm trạng của ‘nhng tiên tri loan báo s d’”. Thay vì là “mt tranh lun v mt khon này khon n thuc giáo lý căn bn ca Hi Thánh”, Công Đồng được quy hướng về chỗ thực hiện “mt bước đi ti tiến v mt s hiu biết sâu sc v giáo lý và mt s đào to ý thc v s tương hợp trung thành và hoàn ho vi giáo lý chân chính…”. Sau bốn kỳ họp, mỗi kỳ kéo dài khoảng hai tháng trong vòng bốn năm, Công Đồng Vatican II đã kết thúc ngày 08-12-1965, với 16 văn kiện với tầm mức uy tín khác nhau (4 Hiến chế, 9 Sắc lệnh, và 3 Tuyên ngôn). Sau đây là bài tìm hiểu vắn tắt về Hiến chế Dei Verbum, một trong những văn kiện quan trọng nhất của Công Đồng. 

II. Lý do có Hiến chế

Ngay từ thuở ban đầu trong lịch sử Hội Thánh, Kinh Thánh đã đóng vai trò rất quan trọng và là một bộ sách được trân trọng và học hỏi. Nhưng trong những năm 1950, với Học Viện Kinh Thánh Giáo Hoàng, việc nghiên cứu Kinh Thánh theo phương pháp phê bình lịch sử đã gây ra nhiều vấn đề cần phải bàn lại.

Tuy đã có Thông điệp “Divino afflante Spiritu” của Đức Piô XII ban hành vào năm 1943 để khuyến khích các học giả sử dụng phương pháp khoa học mà nghiên cứu Kinh Thánh nhưng vẫn còn đó một chủ trương chú giải không khoa học, gọi là “thiêng liêng”. Trong khi đó, vẫn có một số yếu tố thúc đẩy việc học hỏi Kinh Thánh, như Phong trào mục vụ Kinh Thánh, canh tân Phụng vụ, việc thành lập các hiệp hội Kinh Thánh Công giáo, và những cuộc tiếp xúc giữa các học giả Công Giáo và Tin Lành…đã có những quan niệm và ý kiến không mấy phù hợp về việc đọc và hiểu Kinh Thánh chẳng hạn như chủ trương “sola scriptura” của anh em Tin lành. Chính vì thế mà việc đưa ra một quan điểm chung cho việc đọc và hiểu Kinh Thánh là một đòi hỏi cấp thiết lúc bấy giờ của Hội Thánh Công Giáo.

Trong bối cảnh đó, ngày 14-11-1962, Ủy Ban Chuẩn bị Công Đồng đã soạn lược đồ “Về các Nguồn Mạc khải” để Công Đồng thảo luận trong kỳ họp thứ I, nhằm đưa ra một lập trường chung.

III. Tiến trình hình thành Hiến chế

Hiến Chế Dei Verbum, xét theo thứ tự thời gian, là một trong những văn kiện cuối cùng của Công Đồng Chung Vaticanô II, được các nghị phụ biểu quyết chấp nhận ngày 18 tháng 11 năm 1965. Tuy nhiên, ngay từ lúc khai mạc Công đồng vào năm 1962, Văn Kiện này, dài khoảng 20 trang, là một trong những văn kiện được chú ý đến nhiều nhất và gây tranh cãi nhất. Những điểm đã được đưa ra tranh luận lúc đó có liên quan đến phong trào đại kết, đến sự trung thành của Giáo Hội với Kinh Thánh, và đến chứng tá của Giáo Hội cho Kinh Thánh.

Ngay từ buổi đầu của Công Đồng, ngày 14-11-1962, Ủy Ban Chuẩn bị Công Đồng đã soạn lược đồ “Về các Nguồn Mạc khải” để Công Đồng thảo luận trong kỳ họp I. Các ý kiến không thuận chiếm đa số (Hồng Y Liénart, Frings, Léger, Koenig, Alfrinck, Ritter và Bea), vì cho rằng lược đồ quá bảo thủ. Ngày 20-11, các Nghị Phụ đã bỏ phiếu và quyết định tiếp tục làm việc trên lược đồ được đề nghị. Tình hình rất căng thẳng. Trước tình thế đó, Đức Gioan XXIII đã thành lập một  Ủy Ban khác để soạn lại lược đồ. Công việc kéo dài ba năm, với nhiều bản phác thảo, và bản cuối cùng được chấp thuận vào ngày 22- 9-1965. Nhưng các Nghị Phụ vẫn tiếp tục đệ lên những “modi”. Các “modi” này được cứu xét và ghép vào trong bản dự thảo cuối cùng, bản này được bỏ phiếu vào ngày 20-10-1965. Rồi đến kỳ họp cuối cùng (kỳ 4), lược đồ đã được chấp thuận vào ngày 18-11-1965 với 2344 phiếu thuận và 6 phiếu chống để trở thành “Hiến chế tín lý về Mạc Khải Lời Thiên Chúa”.

IV. Nội dung Hiến chế

Hiến chế gồm 6 chương, 26 số, chia 2 phần, phần I: Bàn về mạc khải tổng quát (2 chương đầu); Phần II: Bàn về Kinh Thánh, một hình thức đặc biệt của mạc khải (4 chương cuối). Nội dung chính yếu được tóm tắt như sau:

1. Nêu lên khái niệm “mạc khải”

Hiến chế không chỉ trình bày mạc khải bằng những từ ngữ về các chân lý, nhưng trước tiên mạc khải quy chiếu về việc Thiên Chúa tự thông ban chính mình: “Do lòng nhân lành và khôn ngoan, Thiên Chúa đã muốn mạc khải chính mình và tỏ cho biết mầu nhiệm của ý muốn Ngài; nhờ mầu nhiệm đó, loài người có thể đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể, trong Chúa Thánh Thần, và được thông phần vào bản tính Thiên Chúa” (số 2).

2. Trình bày khái niệm “Thánh Truyền” theo nghĩa rộng

Hiến chế xác định: Giáo Hội qua giáo lý, đời sống và việc phượng tự của mình, bảo tồn và lưu truyền cho mọi thế hệ tất cả thực chất của mình và tất cả những gì mình tin. Tính duy nhất của Thánh Truyền và Kinh Thánh cũng được khẳng định: “Vậy Thánh Truyền và Thánh Kinh được nối kết và thông giao với nhau cách chặt chẽ. Thật thế, do cả hai đều phát xuất từ một nguồn mạch thần linh, có thể nói cả hai kết hợp thành một và cùng quy hướng về một mục đích. Quả vậy, Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa nói, xét theo tư cách được ghi chép lại dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần” (số 9). Tương quan giữa Thánh Truyền, Kinh Thánh và Mạc Khải cũng được nêu bật: “Thánh Truyền và Thánh Kinh làm thành một kho tàng thánh thiêng duy nhất  lưu trữ Lời Chúa, đã được ký thác cho Giáo Hội” (số 10). 

3. Làm rõ Ơn linh hứng và chân lý Kinh Thánh

Hiến chế nêu rõ: Thiên Chúa đã chọn những con người và dùng họ trong tài năng và sức lực của họ, để khi chính Ngài hành động trong họ và qua họ, họ viết ra như những tác giả đích thật tất cả những gì Chúa muốn, và chỉ những điều đó thôi  (số 11).

Hiệu quả của ơn linh hứng là: Kinh Thánh dạy sự thật, nhưng không phải bất cứ loại sự thật nào mà là sự thật dẫn đến ơn cứu độ: “Phải tuyên xưng rằng Thánh Kinh dạy ta cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm, chân lý mà Thiên Chúa đã muốn Thánh Kinh ghi lại nhằm cứu độ chúng ta” (số 11). Nói như thế là đã vượt qua được lãnh vực biện giáo: tính cách không sai lầm (bất ngộ) của Kinh Thánh. Mục tiêu này của mạc khải được nhắc đi nhắc lại: “việc cứu độ loài người” (số 6), “cứu độ mọi dân tộc” (số 7), “cứu độ linh hồn” (số 10), “ơn cứu độ chúng ta” (số 12) hoặc cứu độ “toàn thể nhân loại” (số 14), “cứu độ tất cả những ai tin” (số 17).   

4. Xác định lại việc giải thích Kinh Thánh

Giải thích Kinh Thánh là tìm xem Thiên Chúa muốn nói gì qua các bản văn thánh: “Để tìm ra chủ ý của các thánh sử, giữa những phương pháp khác, cũng cần phải đến văn thể”. Vì chân lý được trình bày và diễn tả qua nhiều thể văn khác nhau, như thể văn lịch sử, ngôn sứ, thi phú hoặc những thể văn diễn tả khác. Hơn nữa, nhà chú giải còn có bổn phận tìm hiểu ý nghĩa mà trong những trường hợp rõ rệt, thánh sử đã muốn diễn tả và thật sự đã diễn tả trong hoàn cảnh thời đại và văn hoá của các ngài, qua các lối văn được dùng trong thời đó (số 12). Khi nói như thế, Công Đồng đã nhìn nhận tính chất có căn cứ của khoa phê bình soạn thảo đối với các Tin Mừng.

Ngoài ra, khác với Công Đồng Trentô đã ưu tiên cho bản Vulgata, Công Đồng Vatican II dành ưu tiên cho bản văn gốc (số 22).

5. Đưa ra quan điểm về Mục vụ Kinh Thánh

Chương cuối cùng Công Đồng nói về tầm quan trọng của Kinh Thánh trong đời sống Hội Thánh (số 21-25). Công Đồng nêu lên: “Toàn thể việc giảng dạy trong  Hội Thánh, cũng như chính Kitô giáo, phải được nuôi dưỡng và hướng dẫn bởi Kinh Thánh” (số 21). Nguyên tắc này hướng dẫn mọi công việc: dịch Kinh Thánh, nghiên cứu chú giải; dạy thần học, đọc Kinh Thánh. 

a) Dịch Kinh Thánh 

Số 22 Hiến chế lên tiếng: “Lối vào vào Thánh Kinh cần phải được rộng mở cho các Kitô hữu”. Giáo Hội rất quan tâm và lo lắng sao cho có các bản dịch thích hợp và đúng nghĩa sang các thứ tiếng, nhất là dịch từ nguyên bản các Sách Thánh để cho mọi người, mọi dân đều có thể tiếp cận được với Lời Chúa. Hiến chế cũng khuyến khích cộng tác dịch Kinh Thánh chung với các anh em thuộc các Giáo Hội khác (số 22).

b) Nghiên cứu Kinh Thánh

Hiến chế khuyến khích các nhà nghiên cứu thần học và Kinh Thánh kiên trì làm việc: “Các nhà chú giải công giáo và những nhà nghiên cứu thần học phải chuyên hiệp lực, cố gắng dùng những phương thế thích hợp mà khảo sát và trình bày Thánh Kinh, dưới sự trông nom của Huấn Quyền thánh; công việc này phải được thực hiện thế nào để có đa số tối đa những người phục vụ Lời Chúa có thể cung cấp hữu hiệu cho dân Thiên Chúa lương thực Thánh Kinh có sức soi sáng tâm trí, củng cố ý chí và thiêu đốt lòng người yêu mến Thiên Chúa” (số 23).

c) Giảng dạy dựa trên Kinh Thánh

Về việc giảng dạy Hiến chế yêu cầu: “việc nghiên cứu Thánh Kinh phải là như linh hồn của khoa Thần học” (số 24). Vì chính nhờ Thánh Kinh, các việc giảng thuyết của các vị chủ chăn, việc dạy giáo lý và toàn thể giáo huấn Kitô giáo được nuôi dưỡng lành mạnh và tăng cường sinh lực thánh thiện.

d) Học hỏi và suy gẫm Kinh Thánh

Bởi vì “không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô” (thánh Giêrônimô), Hiến chế ân cần khuyên nhủ mọi người mọi giới trong Hội Thánh học cho được “sự hiểu biết tuyệt vời về Chúa Giêsu Kitô” (Pl 3, 8) nhờ năng đọc Sách Thánh, nhờ phụng vụ Thánh đầy dẫy Lời Thiên Chúa, hoặc nhờ việc sốt sắng đọc Thánh Kinh hoặc nhờ những lớp học hỏi thích hợp và những phương tiện khác ngày nay đang phổ biến khắp nơi. Nhưng cần phải nhớ rằng kinh nguyện phải có kèm theo việc đọc Thánh Kinh, để trở thành cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người, vì “chúng ta ngỏ lời với Ngài khi cầu nguyện, và chúng ta nghe Ngài nói lúc chúng ta đọc các sấm ngôn thần linh” (thánh Ambrôsiô).

Sau cùng, Hiến chế nhắc nhở các Giám mục là đào tạo cho các tín hữu biết sử dụng Sách Thánh “có kèm theo những lời giải thích cần thiết và đầy đủ, để con cái Giáo Hội có thể gặp gỡ Thánh Kinh cách bảo đảm và ích lợi, cũng như được thấm nhuần tinh thần Thánh Kinh” (số 25).

V. Tầm quan trọng của Hiến chế

Hiến Chế Tín Lý Mạc Khải nói lên một bước tiến rất tích cực trong công cuộc tìm hiểu mạc khải sẽ có một tầm ảnh hưởng lớn lao trong nền thần học công giáo và cuộc đối thoại hiệp nhất.

Bản văn này thúc đẩy các nhà thông thái nghiên cứu Thánh Kinh và giúp tín hữu say mê Thánh Kinh. Theo đường hướng cởi mở của thông điệp “Divino Afflante Spiritu”, Hiến Chế về Mạc Khải đã mở ra những chân trời mới cho công việc chú giải.

Nhìn lại thành quả của Dei Verbum trong tương quan với Công đồng Vatican II, chúng ta có thể nói Công đồng Vatican II là “Công đồng của Thánh Kinh”. Với văn kiện Dei Verbum, Hội Thánh ý thức về ơn gọi và sứ mạng của mình là “lắng nghe Lời Thiên Chúa trong niềm thành kính” và “tin tưởng công bố Lời Thiên Chúa”. Có thể nói Hiến chế về Mạc Khải đã mở ra một giai đoạn mới trong tương quan giữa Hội Thánh Công Giáo với Kinh Thánh.

Trải qua chặng đường Hội Thánh đã đi hơn 40 năm qua kể từ khi Công Đồng Vatican II công bố các văn kiện của mình, ta thấy được sự quan trọng và tầm ảnh hưởng lớn lao của Hến Chế Dei Verbum trong các lĩnh vực nhất là hai lĩnh vực tri thức và mục vụ Kinh Thánh.

Về lãnh vực học tập Kinh Thánh: Biết bao nỗ lực xuất hiện khắp nơi để dịch Kinh Thánh từ nguyên bản Hipri và Hy lạp ra tiếng bản xứ, hoặc từ tiếng La tinh, Pháp, Anh, Đức… ra ngôn ngữ bản xứ. Tại một số quốc gia, các chuyên viên Công Giáo đã cộng tác với những anh chị em Kitô hữu khác để soạn những bản dịch đại kết (TOB). 

Trong giảng trình của Khoa Thần học, Kinh Thánh không còn là một môn phụ nữa, mà trở nên môn học cội nguồn của các môn tín lý, luân lý, mục vụ, phụng vụ… Kinh Thánh cũng là môn học mở đường hết sức thuận lợi cho các phong trào đại kết giữa các Giáo Hội của Chúa Kitô: Đông phương và Tây phương, Công giáo – Tin Lành – Chính Thống.

Về Mục vụ Kinh Thánh: Nhiều văn kiện nhắn nhủ mọi người trong Hội Thánh phải năng đọc, học hỏi và suy ngẫm Lời Chúa để nhận được ánh sáng và sức mạnh cho đời sống thiêng liêng và hoạt động tông đồ. Biết bao tác phẩm giúp đào sâu Lời Chúa xuất hiện, phù hợp cho các trình độ.

Ngành Mục vụ Kinh Thánh phát triển mạnh mẽ trong Hội Thánh nhằm cung cấp các phương tiện học hỏi, suy ngẫm và sống Lời Chúa. Các Bản dịch Kinh Thánh với nhiều trình độ tiếp tục được xuất bản. Các Nhóm chia sẻ Lời Chúa, các lớp học hỏi Kinh Thánh được tổ chức. Các phương tiện tân kỳ của ngành truyền thông được vận dụng để phổ biến Lời Chúa.

Một ảnh hưởng lớn lao nữa của Hiến chế Tín Lý về Mạc Khải của Thiên Chúa là sự quy chiếu và trích dẫn nội dung cũng như ý hướng của Hiến chế trong các văn kiện của Hội Thánh điển hình là qua văn kiện “Ecclesia in Asia” và “Dominus Jesus”.

Trong tông huấn “Ecclesia in Asia”, để khẳng định Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, là Chân Lý của nhân loại, là Mạc Khải trọn vẹn của Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ Duy Nhất của trần gian, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phao lô II đã lấy Lời Chúa làm nền tảng nòng cốt, và tư tưởng chủ đạo của tông huấn cũng không đi ngược lại với Lời Mạc Khải ấy. Lời Chúa thực sự đã được trích dẫn rất nhiều trong tông huấn.

Tông huấn “Dominus Jesus” cũng được trình bày dựa trên Lời Chúa. Hơn nữa sự quy chiếu trực tiếp về Hiến chế “Dei Verbum” càng làm rõ hơn tầm ảnh hưởng của Hiến chế Mạc Khải đã công bố hơn 40 năm nay. Quảng diễn điểm giáo lý quan trọng về mạc khải của Hiến chế “Dei Verbum”, tông huấn “Dominus Jesus” đã trình bày dứt khoát về sự trọn vẹn nơi mạc khải của Chúa Giêsu Kitô, Người chính là Ngôi Lời nhập thể và là Đấng Cứu Độ Duy Nhất ở trần gian này.

Mới đây, cuộc họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới lần thứ XII với chủ đề: “Lời Thiên Chúa Trong Đời Sống Và Sứ Mạng Của Hội Thánh” đã cho thấy Hiến chế “Dei Verbum” cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị và còn là “kim chỉ nam” cho đời sống và sứ mạng của Hội Thánh trong thời đại mới. Qua cuộc họp, Hội Đồng Giám Mục Hoàn Vũ đã nêu lên tầm quan trọng của Lời Chúa đối lịch sử loài người, với đời sống tín hữu cũng như đối với các lãnh vực phụng vụ, cầu nguyện, giáo lý, thần học…điểm đáng chú ý ở đây là các Giám mục đã lấy Lời Chúa làm nền tảng và lấy Hiến chế Tín lý về Mạc Khải của Công Đồng Vatican II làm bản quy chiếu và chưng dẫn những tư tưởng chủ đạo. Điều đó làm nổi bật tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của Hiến chế này.

Tại Việt Nam Hiệu quả rõ nhất của Hiến chế Dei Verbum về mặt hội nhập văn hóa là thúc đẩy việc thực hiện các Bản dịch tiếng Việt. Trong vòng hơn 40 năm nay, kể từ khi “Dei Verbum” được ban hành, đã có bốn Bản dịch toàn bộ Kinh Thánh: của linh mục Đaminh Trần Đức Huân, dịch từ bản La tinh, xuất bản năm 1970; Bản dịch của linh mục Giuse Nguyễn Thế Thuấn, dịch từ nguyên bản Hipri, Aram và Hy Lạp, xuất bản năm 1976; Bản dịch của Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, xuất bản năm 1985; Bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, xuất bản vào năm 1999. Nhóm đã xuất bản được 200.000 quyển Kinh Thánh trọn bộ và 1.285.000 quyển Tân Ước.

Trong bài diễn văn đọc trong dịp tiếp kiến các tham dự viên Hội Nghị Quốc Tế về Kinh Thánh tại Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, bởi vì nhờ ảnh hưởng của Hiến Chế về Mạc Khải “Dei Verbum”, mà tầm quan trọng căn bản của Lời Chúa được đánh giá ngày càng sâu xa hơn. Điều này dẫn đến việc canh tân đời sống của Giáo Hội, nhất là trong lãnh vực rao giảng, dạy giáo lý, thần học, tu đức, và cả trong tiến trình đại kết. Giáo Hội cần phải canh tân luôn mãi, cần trẻ trung hoá chính mình. Và Lời Chúa là phương tiện ưu tiên cho công cuộc canh tân Giáo Hội, vì Lời Chúa không bao giờ bị già đi hay bị hết hạn.

VI. Kết luận

Qua những gì đã trình bày có thể kết luận rằng: Hiến chế Mạc khải là một trong những văn kiện quan trọng nhất của Công Đồng về giáo lý cũng như về mục vụ. Về giáo lý, Hiến Chế nhắc nhở chúng ta nội dung đức tin hết sức phong phú và sống động của Giáo Hội về mạc khải của Thiên Chúa hoàn tất trong Đức Kitô. Về mục vụ, Hiến Chế đã khẳng định chỉ có Lời đến từ Thiên Chúa, được thông truyền và diễn tả qua chính đời sống Giáo Hội cũng như qua chứng tá của mỗi Kitô hữu mới có thể đem lại ánh sáng và niềm vui cho một thế giới đang khắc khoải tìm kiếm con đường về với Sự Thật và Sự Sống” (HĐGMVN 2005 số 1). Hiến chế Mạc Khải đã mở đầu một giai đoạn mới cho vai trò của Kinh Thánh trong đời sống Hội Thánh, và ước nguyện của Hiến chế là “kho tàng mc khi, đã được u thác cho Giáo Hi, ngày càng lp đy tâm hn con người” (số 26) đang dần dần trở nên hiện thực. Nhờ Hiến Chế Dei Verbum, hiện nay, Lời Chúa đã được coi trọng hơn và đã phổ biến đến hầu hết mọi người, mọi nhà và Sách Thánh cũng được coi trọng hơn điều đó làm nổi bật giá trị của Lời Chúa. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng nhận định của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong Thư Mục Vụ 2005 rất đáng để chúng ta suy nghĩ: “Nhìn chung, Kitô hu Vit Nam còn chưa chú trọng đến vic đc Thánh Kinh. Có th nói, chúng ta rt siêng năng đc kinh, nhưng còn chưa chú trọng đến vic đc và suy nim Li Chúa. Thánh Kinh chưa có chỗ xng đáng trong các sinh hoạt đo đc, nht là trong đi sng gia đình” (số 8).

Đaminh T.L.C.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*