Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Những Điều Đáng Buồn

Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Sự Hiệp Nhất

Chỉ có một Đức Tin, một Phép Rửa, một Hội Thánh Duy Nhất do Đức Kitô thiết lập. Tuy nhiên, thật đáng buồn, tấm áo của Đức Kitô không đường may “nay đã bị chia năm sẻ bảy”, những người con trong Giáo Hội đã tách lìa khỏi Giáo Hội Công Giáo. Chỉ vì chút hiểu lầm, thiếu kiên nhẫn, thiếu cảm thông và đặc biệt hơn là thiếu khiêm nhường, dẫn đến tình trạng anh em cùng một Cha, con cùng một Hội Thánh Duy Nhất đã xa lìa nhau. Đây quả là một vết thương,  ngược với ý định của Người, một gương xấu cho thế giới, và cũng làm phương hại đến công cuộc rao ging Tin Mừng.  Điều đó không phải chỉ là chuyện đã qua, không phải chỉ là lỗi lầm của quá khứ, mà hôm nay cũng có phần lỗi của chính ta nữa bạn ạ. Chúng ta cùng nhau nhìn lại những mốc quan trọng dẫn đến chuyện đáng tiếc này
1.
Giáo Hội Chính Thống Ly Khai Khỏi Giáo Hội Mẹ Công Giáo

Năm 1054 là năm đánh dấu một sự chia rẽ trầm trọng giữa Công Giáo và Chính Thống. Nguyên do sự chia rẽ là vì có sự hiểu lầm ban đầu và có những mâu thuẫn gay gắt giữa giáo quyền của hai giáo hội Đông và Tây trong các cuộc tranh luận về giáo thuyết, như về từ ngữ “Filioque” trong kinh Tin Kính, về tín điều Kitô học, về Giáo Hội, và các bí tích… Điều đáng tiếc là chỉ vì thiếu sự hiểu biết và thiếu cảm thông với nhau mà hai giáo hội đã lên án nhau, từ đó chia rẽ nhau và kéo dài cho đến hôm nay. Trong những năm qua, hai bên đã có nhiều nỗ lực xích lại gần nhau, nhằm hàn gắn sự rạn nứt không đáng có này.
Số tín hữu của Giáo Hội Chính Thống khoảng trên 230 triệu (theo thống kê năm 2007).

Trong chuyến viếng thăm Giáo hội Chính Thống Hy Lạp vào đầu tháng 5/2001, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đề nghị một hình thức hiệp nhất giữa Công Giáo và Chính Thống, đó là “Đại Kết trong thánh thiện”. Hình thức đại kết độc đáo này mời gọi cả hai bên đến gặp gỡ nhau trong “Chân lý và tình yêu”.

2. Anh Em Tin Lành ly khai Khỏi Giáo Hội Công Giáo

Việc lạm dụng ân xá trong Giáo Hội Công Giáo là một trong những lý do khiến Luther phản đối gay gắt. Tuy nhiên, Luther đã đi quá xa và cố chấp trong những lầm lạc của mình, dù Tòa Thánh đã tìm cách giúp đỡ sửa đổi. Cuối cùng Luther đã ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo vào năm 1517 bằng 95 đề cương và khai mào cho các giáo hội cải cách Tin Lành được phổ biến ở nhiều nước trên thế giới cho đến ngày hôm nay. Như thế, một lần nữa, Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập lại bị chia cắt, phân mảnh, gây tổn thương cho sự hiệp nhất trong thân thể Chúa mà khi còn tại thế Ngài đã tha thiết xin Chúa Cha ban cho Giáo Hội. Hiện nay có khoảng 300 triệu anh em tin lành khắp nơi trên thế giới.
3.
Anh Giáo Ly Khai Khỏi Giáo Hội Công Giáo.

Năm 1531, Vì Đức Giáo Hoàng Clêmentê VII từ chối hủy bỏ phép hôn phối nên vua Henri VIII đã tách Giáo Hội Anh Quốc ra khỏi Giáo Hội Công Giáo và lập thành giáo hội ly khai.Năm 1559, nữ hoàng Êlizabeth đã đưa ly giáo Anh Quốc đến mức cuối cùng là thiết lập Anh Giáo và đưa nước Anh vào con đường ly khai hẳn với Toà Thánh La mã. Hiện nay, Gio hội Anh Giáo có  khoảng 50 triệu tín hữu.

Nhìn lại ba thời mốc quan trọng trên, chúng ta cùng nhau thành tâm khiêm tốn xin lỗi Chúa vì những lỗi lầm của chúng ta dẫn đến điều đáng tiếc này, chúng ta cũng không quên xin lỗi anh em về điều thiếu xót do ta gây ra cho anh em. Đồng Giáo hội đang tha thiết kêu mời chúng ta, nhìn đến các anh chị em của chúng ta trong lòng tin, không phải chỉ từ khía cạnh tiêu cực của sự kiện họ không phải là Công giáo, mà từ lăng kính tích cực rằng họ là các tín hữu đã được rửa tội. Họ là các anh chị em Kitô khác, nhưng hiệp nhất một cách sâu đậm với chúng ta vì chúng ta ở chung trong cùng một nhà, như Thánh Augustinô khẳng định: “Họ là các anh chị em của chúng ta, và sẽ luôn là anh chị em của chúng ta cho tới khi nào họ không ngừng nói ‘Lạy Cha chúng con’”.

Tất cả các tín hữu tin vào Chúa Kitô đều chung tâm tình cầu nguyện cho sự hiệp nhất trong Giáo Hội. Cho nên, chúng ta hãy nỗ lực cách riêng cầu xin Thiên Chúa ban cho Giáo Hội của Chúa ân huệ hiệp nhất giữa mọi Kitô hữu. Bởi lẽ, “sức lực và khả năng của con người không thể đạt được mục tiêu thánh thiện này – việc hòa giải tất cả mọi Kitô hữu trong sự hiệp nhất của một Hội Thánh duy nhất và độc nhất của Đức Kitô” (Unitatis Redintegratio, số 24). Hơn nữa, sự ao ước hiệp nhất về phía mỗi cộng đồng Kitô hữu và mỗi người tín hữu, và quyền năng hoàn tất điều đó là một ân huệ của Chúa Thánh Thần và đi đôi với một sự trung thành thâm sâu và triệt để hơn với Tin Mừng (x. Ut Sint Unum, số 15).

Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thức rằng nền tảng của sự dấn thân hiệp nhất là sự hoán cải tâm hồn như Công đồng Vatican II khẳng định: “Không thể có phong trào hiệp nhất chính danh mà không có sự hoán cải tâm hồn. Thật vậy, những ước vọng bắt nguồn và chín mùi nhờ sự đổi mới tâm hồn, từ bỏ chính mình và bác ái một cách hết sức quảng đại” (UR, số 7).

Do đó, đây là điểm nhấn mời gọi chúng ta ý thức sâu xa sứ mạng xây dựng sự hiệp nhất bằng cách gia tăng lời cầu nguyện, tham dự Thánh lễ và làm những việc hy sinh bác ái để góp phần làm thăng tiến sự hiệp nhất trong Giáo Hội; cách đặc biệt, chúng ta cùng hướng về cộng đoàn tín hữu tại Giêrusalem theo lời mời gọi của Tòa Thánh năm nay, ngõ hầu ước mong sự hiệp nhất và bình an của Chúa Kitô ngày càng được hiện thực ở tất cả mọi nơi của Giáo hội Chúa.

Lạy Chúa xin cho chúng con được hiệp nhất nên một, trong cùng một Hội Thánh Duy Nhất, do chính Chúa thiết lập. Amen

Vũ Ân

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*