Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

THÁNH LỄ VÀ CÁC BÀI CA

(Kì I)

1. Thánh Lễ:

Thánh lễ gồm hai phần: Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể, ngoài ra còn hai nghi thức Mở Đầu và Kết thúc (RM 28).
a. Đối với Nghi thức mở đầu: Đây là phần chuẩn bị và tập họp của cộng đoàn. Nhằm mục đích giúp các tín hữu hiệp thông với nhau, chuẩn bị tâm hồn và lắng nghe Lời Chúa và cử hành Thánh lễ cho xứng đáng. Nghi thức mở đầu gồm: Ca Nhập Lễ, Lời Chào, Nghi thức sám hối và Kinh thương xót, Kinh vinh danh và Lời nguyện nhập lễ. (RM 46).
b. Phụng vụ Lời Chúa: Trung tâm của Phụng vụ Lời Chúa là giảng đài. Phụng vụ Lời Chúa bắt đầu từ bài đọc 1 đến hết lời nguyện chung (RM 55). Phụng vụ Lời Chúa gồm: các bài đọc Kinh Thánh, Đáp Ca, Alleluia, Tin Mừng, Bài Giảng, Kinh Tin Kính, Lời nguyện chung.
c. Phụng Vụ Thánh Thể: Trung tâm Phụng vụ Thánh Thể là Bàn Thờ. Bàn thờ là chính Chúa Kitô nên phải được kính trọng xứng đáng. Mỗi khi đi ngang trước bàn thờ, mọi người phải cúi mình sâu tỏ lòng tôn kính. Phụng vụ Thánh Thể gồm 3 phần: (1) chuẩn bị lễ vật: bắt đầu từ việc dâng lễ vật đến hết lời nguyện trên lễ vật. (2) Kinh nguyện Thánh Thể: bắt đầu từ lời tiền tụng đến hết vinh tụng ca; nghĩa là đến lúc chủ tế nâng đĩa thánh và chén thánh đọc: “Chính nhờ Người, với Người và trong Người…”. (3) Nghi thức rước lễ: bắt đầu từ kinh Lạy Cha đến hết lời nguyện hiệp lễ.
d. Nghi thức kết thúc: Chủ tế dùng công thức chúc lành hay lời nguyện trên dân chúng trước khi thánh lễ kết thúc. Kế đó chủ tế hôn bàn thờ. Sau lời giải tán dân chúng và đang lúc chủ tế bái kính bàn thờ, thì ca đoàn có thể hát bài thánh ca tạ ơn hay tấu lên những bài ca chúc tụng diễn tả tâm tình sai đi hoặc mầu nhiệm cử hành hôm đó hoặc niềm vui ngày lễ.

2. Các Bài Ca Cho Từng Phần:
a. Nghi thức mở đầu gồm các bài ca:
- Ca Nhập Lễ: ca nhập lễ là bài hát đi kèm cuộc rước chủ tế ra bàn thờ, nhằm mục đích mở đầu thánh lễ, giúp cộng đoàn hiệp nhất với nhau và hướng tâm hồn họ vào mầu nhiệm sắp được cử hành trong thánh lễ. (RM 44, 47).
Vì là bài hát đi kèm cuộc rước chủ tế, nên phải liệu kết thúc bài hát khi chủ tế về đến ghế chủ tọa, không được phép kéo dài bài hát như thể bắt mọi người phải nghe cho hết số phiên khúc đã được tính trước. (RM 48).
- Kinh Vinh Danh: kinh vinh danh là một lời kinh cổ kính nhằm tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi, và được Giáo Hội dùng để diễn tả niềm vui hân hoan và sự trang trọng của ngày lễ. Kinh này được hát trong các Chúa Nhật ngoài mùa vọng và mùa chay, trong các lễ trọng, lễ kính và những dịp lễ đặc biệt. (RM 53).
Không được phép thay đổi bản văn của Kinh Vinh Danh bằng một bản văn khác. Khi hát chung, không luôn luôn đòi vị chủ tế phải là người xướng câu đầu của kinh Vinh Danh, ngài có thể nhờ một ca viên hay ca đoàn xướng lên rồi mọi người cùng hát. (RM 53).

(kì II gồm Các bài ca cho từng phần: Phụng Vụ Lời Chúa, Phụng Vụ Thánh Thể và Nghi thức kết thúc.)

Mátthêu


Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*