Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

VỀ CHÙA HÁT NHẠC CHÚA

(Chuyện thật 100%)

Tôi có người Dì ruột (em của mẹ), chuẩn bị lên làm Trụ Trì của một Chùa Ni (chùa nữ) ở Sóc Trăng. Hiện tại, chức Trụ Trì Chùa Giác Linh (tên Chùa) đang thuộc ‘quyền’ Bà Tư tôi – người mà các Ni Cô trong Chùa gọi là Thầy, hoặc Sư Bà Thích Nữ Hải Minh. (Bà Tư là em ruột bà Ngoại tôi). Vậy Bà Tư với Dì tôi là hai Dì cháu xét theo họ máu. Dì tôi được gửi vào Chùa cho Sư Bà Hải Minh nuôi từ khi 03 tháng tuổi, do một “biến cố” của gia đình ngoại, mà vì riêng tư, tôi xin phép không kể. Phần bà ngoại tôi sau khi gửi Dì cho Chùa, bà cũng xin vô một Chùa khác xuống tóc tu cho đến lúc chết. Truyền thống bên Chùa là nếu Sư Thầy tuổi cao sức yếu, sẽ tìm người kế nhiệm. Nếu vị Trụ trì nhận thấy ai trong Chùa có khả năng “nối nghiệp” trụ trì, như: có tư cách đạo đức, được các chị em tín nhiệm… thì Sư Trụ trì sẽ cho người ấy đi học lớp “Làm Trụ Trì”, rồi Sư Trụ trì sẽ trao chức lại. Người được chọn kế nhiệm cũng không nhất thiết là người bà con, có khi là một người có học vấn, có khả năng lãnh đạo… Dì tôi đã học qua “Khóa Trụ Trì” trong hai năm, do Giáo hội Phật Giáo Tỉnh Sóc Trăng tổ chức.
Nếu để kể chuyện trong Chùa thì nhiều lắm, ở đây chỉ xin vắn tắt thôi: Chùa Giác Linh có 1 Sư Bà Trụ Trì và 9 Sư Cô, mà Cô nào cũng xinh. Sư Bà và tất cả các Ni Cô ở Chùa đều là những người đi tu từ tấm bé. (Người đi tu muộn nhất là năm 17 tuổi). Như vậy, các Ni Cô cũng giữ mình đồng trinh và không lập gia đình. Họ coi đây là một giới luật. (Như bên Công giáo muốn đi tu cũng phải giữ luật “Độc thân Khiết tịnh”).

Hồi nhỏ, tôi thường được theo mẹ về Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long thăm họ hàng bên ngoại. Tôi thường ngủ ở Chùa và ăn cơm chay, vì bà con bên ngoại tôi đi tu Chùa và tu tại gia nhiều lắm, đến hơn chục người. Bây giờ những khi nghỉ hè, nếu rảnh tôi cũng hay về Chùa thăm bà con họ hàng.

Hè năm kia, tôi và một ông Thầy bạn leo lên xe máy và đèo nhau về tận Sóc Trăng. Khỏi phải nói, Sư Bà Trụ Trì và các Cô trong Chùa vui phải biết. Vui vì thứ nhất, lần đầu tiên trong đời tu, họ mới thấy các Thầy Tu bên Công Giáo đến thăm nhà Chùa. Thứ hai: Vì là Chùa nữ, nên rất hạn chế đàn ông con trai vào Chùa. Nay có hai thanh niên… khôi ngô tuấn tú, lại là thầy tu bên đạo Chúa vào Chùa, nên các Cô… lác cả mắt. Thứ ba: Hai thầy cả năm bị…nhốt trong trường, nay có dịp đi nghỉ, nên thao thao bất tuyệt, làm không khí nhà Chùa mọi hôm im ắng và “vắng lặng như Chùa Bà Đanh” nay nhộn như Tết. Các Cô xúm xít bên chúng tôi, hỏi han đủ chuyện. Nào là, đi tu sao các thầy ăn mặc như bao người vậy? Chúng tôi mới giải thích các Thầy tu, Linh mục Công giáo khi ra ngoài thì ăn mặc bình thường, khi Lễ chầu thì các Linh mục, các Thầy và các Sơ mới mặc áo Dòng. Các Cô hỏi các thầy đi tu có được phép lấy vợ không? Chúng tôi trả lời không. Các Cô trợn tròn mắt: “Uổng quá”! (Chúng tôi nhìn các Cô, lòng cũng tự nhủ: “Uổng ghê”!). Các Cô mải hỏi chuyện mà quên cả giờ Tụng kinh, làm Sư Thầy phải nhắc khéo: “Cho các Thầy nghỉ ngơi, các Cô đi Tụng đi!”. Các Ni Cô cười nói vui vẻ, nên lâu lâu, Sư Bà từ trong phòng riêng bước ra nói: “Hay nhỉ! nhà Chùa mà cứ rộn lên như cái chợ ấy, các Cô cười be bé dùm tôi một chút”. Thế là các Cô xì xào: “Nói bé thôi không Sư Thầy la”. Tôi biết Bà Tư cũng muốn tham dự lắm, nhưng vì là Trụ trì nên phải nghiêm trang để làm gương cho các Cô. Theo tục lệ, Chùa nữ sẽ không cho khách nam ở lại qua đêm; nhưng vì chúng tôi xét là con cháu, nên…Ok. Vậy là chúng tôi được ngủ trong Chùa của các Sư Cô, mà Cô nào cũng xinh. Hầu như năm nào tôi về Chùa, là Chùa và cả xóm Chùa rộn hẳn lên. Hàng xóm bàn tán: “Ông Thầy đi tu làm ông Cha đó. Thầy là cháu của Sư Bà Trụ trì và Sư Cô Hiếu” (Dì tôi pháp danh là Thích Nữ Minh Hiếu). Sóc trăng có số người theo Phật giáo rất nhiều. Toàn tỉnh có 89 Chùa Khmer, 47 Chùa Hoa và rất nhiều Chùa của người Kinh, Chùa gia đình. Trong đó có những Chùa nổi tiếng như Chùa Mã Tộc (chùa Dơi), Chùa Khleang, Chùa Chruitim Chas, nhà Bảo tàng Khmer Sóc Trăng, Chùa Đất Sét, Chùa Chén Kiểu (Sà Lôn)…. Nên một ông Thầy tu bên Công Giáo xuất hiện trong Chùa, giữa xóm Phật thì quả là hay, hay lắm!

Điều thú vị nhất trong những lần tôi về Chùa là bàn về CHUYỆN ĐÀN, CHUYỆN HÁT THÁNH CA. Trong câu chuyện, các Ni Cô hỏi: “Bên Công Giáo có tục lệ đàn hát trong Nhà Thờ, mỗi khi Lễ phải không? Nghe hay và thích quá, đi lễ không buồn ngủ”. Một Ni Cô thêm vào: “Bên nhà Chùa tụng kinh mà không có đàn hát, nên nghe buồn ngủ, phải dùng tiếng mõ để giữ nhịp và nâng hồn lên”. (Trong Chùa hầu như ai cũng thích uống Cà phê. Có lẽ để…chống buồn ngủ khi tụng kinh niệm Phật chăng!)

Chúng tôi trả lời: “Tiếng đàn tiếng hát mà các Cô nghe trong nhà thờ, bên Công Giáo gọi là Đệm Đàn Phụng vụ và hát Thánh Ca. Thánh Nhạc, Thánh Ca bên Công Giáo bắt nguồn từ xa xưa, khi Dân Riêng của Chúa đã dùng những nhạc cụ, những bài Thánh Ca, Thánh Vịnh để hát mừng Thiên Chúa là Chúa của họ…v.v”. Và chúng tôi bắt đầu kể về Đạo Chúa, về Thánh nhạc, Thánh Ca mà chúng tôi được học, được biết cho họ nghe. Các Ni Cô thích lắm. Các Cô khen mỗi khi họ có dịp nghe hát Thánh Ca ở Nhà Thờ là cứ như đang ở trên…Niết Bàn ấy! Thế rồi các Cô yêu cầu chúng tôi hát cho họ nghe một vài bài Thánh ca.

Trong câu chuyện chân tình, cởi mở, các Cô cho biết bên Phật cũng có Sấm truyền, thi ca về Đức Phật rất nhiều. Có cả Thiền Ca, tức những bài hát hát về Đức Phật (như bên Công Giáo có Thánh Ca vậy). Nhưng Thiền Ca chỉ mang tính cách âm nhạc giải trí, chưa được mang vào trong các Nghi Lễ Phật Giáo.
Các Phật Tử hàng đêm đến Chùa tụng kinh cùng các Ni Cô, khi nghe chúng tôi nói và hát Thánh ca thì ôi thôi thích mê. Nhất là các Phật tử nữ, tuổi chừng 18 đôi mươi, ăn chay trường, khi nghe ông thầy bạn tôi hát thì cứ…ngẩn người ra . Ông thầy bạn là tay đánh đàn và tập hát trong Chủng Viện, nên… hớp hồn các Ni Cô, các Phật Tử là phải. Tôi nghĩ đây cũng là cách truyền giáo. Nếu không thì ít ra cũng gieo vào lòng các anh chị em khác tôn giáo một chút hiểu biết về Chúa, về Thánh nhạc, Thánh ca.

Mang một chút lời ca tiếng hát vào Chùa, nên tôi đặt tựa đề bài viết là: “Vào Chùa hát nhạc Chúa”! Được biết truyền thống… vô cùng tốt đẹp của nhóm sáng tác Sao Mai là mỗi khi ra được một dĩa CD, là rủ nhau đi nghỉ mát. Hi vọng một ngày nào đó nhóm Sao Mai có dịp về Sóc Trăng, mang theo nhạc cụ đàn trống… làm một buổi “Liên hoan Thánh Ca bỏ túi” cho các Ni Sư, Sư Cô, Phật tử trong Chùa thưởng thức. Bảo đảm với tài năng, sự hào hoa của các nhạc sĩ: M.N.Vũ, N.Dũng, A.Duy, H.Việt, B.Thứ, N.Tuyên, V.Phương, thì các Ni Cô… bỏ Chùa theo Chúa hết. Nhất là Cha TBTN, người được Nhạc sĩ họ Mai gọi là: “Vị linh mục hiền như Ni-Cô”, về Chùa là… nhất quả đất. Bảo đảm với “khuôn mặt Ni-Cô” của Cha, nhà Chùa sẽ cải đạo hết.
Bạn đọc nào muốn về Chùa truyền giáo (bằng Thánh ca) cùng nhóm Sao Mai, vui lòng đăng kí nơi Ns Nguyên Dũng. Xin nhanh chân, vì số lượng đăng kí có hạn !!!

(Còn chuyện này nữa, xin được kể hầu mọi người: Khi được giới thiệu website: baicamoi.com, hầu như tuần nào các Ni-cô Chùa Giác Linh cũng lên mạng lướt web, ‘lượn’ vào baicamoi nghe Thánh Ca. Xin hoanh nghênh tinh thần của các Ni-cô).

Mátthêu

Có 7 phản hồi cho bài viết: VỀ CHÙA HÁT NHẠC CHÚA

  • Martino T.

    Thật là thú vị!!!
    Qua câu chuyện của thầy Mattheu, con thấy Thánh ca cũng có thể làm công tác “đối thoại liên tôn” đó chứ. Và gia đình thầy Matthêu cũng là gia đình “đối thoại liên tôn” nè! (Hihi)
    Con kính chúc thầy, Dì của thầy, Bà Tư của thầy và đại gia đình thầy luôn bình an, mạnh khỏe để cùng nhau làm cho cuộc sống nên tươi đẹp, cho dù con đường hành đạo, cách thức hành đạo có khác nhau, nhưng cùng một mục đích: “Yêu thương – Phục vụ”.
    Kính Chúc!

    Martinô. T

  • duy Thiện

    Mô Phật, bần tăng là kẻ tu hành, nhưng khi nghe câu chuyện của thí chủ sao ngộ ghê. Hihi. Câu chuyện 100% sự thật của Mátthêu thi vị lắm.

  • Quang Duy

    Tác giả viết bài có nội dung rất sát với nội dung cầu cho sự hiệp nhất. Đây là bài viết có giá trị. Chứa đựng tất cả những yêu thương, hiệp nhất…
    Đây là chuyện thật nên tôi thấy tác giả đã sống một đời sống yêu thương, hoà hợp và tôn trọng các tôn giáo bạn.
    Mến chào
    QD

  • micae nguyen

    khi nào đi cho mình một vé nha!
    nhưng ở trọ lại trong chùa mới đi! hiiii
    mattheu tổ chức đi, mình chờ đấy!

  • ânduy

    Kính chào Thày Ma1ttheu… Ân Duy này nghe Thày nói đi Sóc Trăng thì lòng lấy làm vui mùng lắm, lại có “khoản” váo chùa mà được “thải mái” hát nhạc Chúa thì đích thị là khoái nhất…trên cả sự ngây ngất chứ lị!.Chửa biết chừng khi ” sự ấy” xảy ra ÂDuy này trỏ thành “bề trên” nhà dòng “Don Cacco” ấy chứ.Song le Thày ơi !đừng nên cho cái tay đang “ngự” ở “Lâm bồn Tự” đi theo, không khéo rách việc mà chớ “

  • em gái miền tây

    haha! thú vị thật thầy ui, em đã từng ở ST cũng ra vào nhìu chùa rùi, mà dzụ này mới nghe à ngen!!!!!!!!
    khi nào tổ chức đi cho em xin ké zí nha thầy!!!!!!!!

  • N.L

    Chà chà…Tôi chỉ mới ghé qua đọc thôi, và đây…Thực là một câu chuyện thú vị! “Về Chùa hát nhạc Chúa” âu cũng là một hình thức truyền giáo hết sức mới lạ, rất đặc biệt, hay lắm. Tôi cũng xin bảo đảm câu chuyện này có thật, rất thật. ( nhưng lưu ý, Có bạn nào muốn truyền giáo theo cách này: về chùa hát nhạc Chúa-và muốn ở lại qua đêm, thì không nên đi riêng lẻ, mà nên có sự bảo hộ của Máttheu, không thì coi chừng muốn ở qua đêm không được mà hát cũng chẳng xong-không khéo còn không có cơm chay ăn nữa thì khổ^^hìhì)

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*