Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Giữa Xuân

Từ nhỏ, câu ca dao nói về vui và buồn đã in trong trái tim tôi:
“Vui từ trong ngõ vui ra,
Buồn từ ngã bảy ngã ba buồn về”
.
Đời người là gắn với vui và buồn. Tất nhiên những niềm vui thì thích hơn là những nỗi buồn. Nhưng những người sống sâu sắc thì không sợ nỗi buồn. Nỗi buồn có khi lại cho ta sức mạnh để vùng dậy:
“Giữa xuân sao lại thấy buồn
Bao la thinh lặng như luồn trong tim
Không gian bỗng chết im lìm
Câu ca lời chúc đã tìm đi đâu
Ngồi đây thơ thẩn đã lâu
Nao nao nỗi nhớ dầu dầu tâm can”.

(Trưa Mồng Một Tết – Sơn Vinh)
“Giao thừa đây phút linh thiêng
Chuông vang trống đổ mừng đêm tuyệt vời
Thời gian vận chuyển thay dời
Nửa theo năm cũ nửa thời tân niên”.

(Giao Thừa – Sơn Vinh)
Sơn Vinh (S.V) là một nhà thơ đa cảm, nhưng với tôi, cuộc sống của nhà thơ cũng có rất nhiều những niềm vui, chứ không có điều gì đáng buồn cả. Công việc thì làm thơ-sáng tác nhạc mà tác giả đã yêu quí từ lâu. Làm nhạc và mở các lớp Thánh nhạc, nhà thơ được nhiều học trò và bạn bè nhạc sĩ quây quần từ ngày này sang ngày khác… Vậy thì, vì sao tứ thơ vui và buồn lại phát ra từ tâm hồn S.V? Phải chăng đó là tiếng vọng tự nhiên của tâm hồn mà cuộc đời nhà thơ đã trải nghiệm cho đến lúc ấy? Lạ vậy, hồn thơ của mỗi người cũng có tuổi đấy chứ! Nếu câu thơ chỉ viết về nỗi niềm thực tại thì làm sao có sức nặng đến như vậy?
Khi Nguyễn Du miêu tả nỗi buồn của nàng Kiều, là ông đã phải tả bằng sự chiêm nghiệm vui buồn của cả cuộc đời mình, nên nó đã trở thành nỗi buồn trong văn chương muôn đời:
” Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu”…

Còn “mặt trời thi ca Nga” A.Puskin miêu tả niềm vui khi gặp lại người đẹp thửở trước, thi sĩ cũng huy động mọi cảm xúc tài năng làm cho niềm vui tràn ngập mà sâu sắc in mãi vào văn chương nhân loại:
Cả hồn anh bỗng bừng bừng tỉnh giấc
Trước mắt anh, em lại hiện lên
Như hư ảnh mong manh vụt biến
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong”…

Như vậy, vui và buồn trong thơ văn không phải là vui buồn ngẫu nhiên. Hoàn cảnh chỉ tạo cớ để vui buồn ập đến. Tất nhiên, sự lựa chọn cung bậc tình cảm phù hợp với hoàn cảnh phụ thuộc vào tài năng của nghệ sĩ. Mà sự lựa chọn này cũng là sự lựa chọn tự nhiên do tầm cỡ tâm hồn nghệ sĩ quyết định. Sự tính toán sao cho vừa chỉ ở những người thợ vụng và chắc chắn thất bại. Đấy là vàng nguyên chất, là kim cương của tâm hồn mà người nghệ sĩ dâng cho cuộc đời, dâng cho nghệ thuật.
Nhịp đập của trái tim có quy luật riêng. Không ai điều chỉnh được tâm hồn mình, kể cả những nghệ sĩ thiên tài. Vì thế, A.Puskin (Nga), Míckiêvích (Ba Lan), Muýtxê (Pháp) mới đau khổ về tình yêu mà kết ngọc thành thơ để muôn đời. Phải chăng, vui và buồn, sướng vui và đau khổ đối với người nghệ sĩ đều là trạng thái của hạnh phúc? Họ được sống đến tận cùng của cung bậc tình cảm, mà những trái tim bình thường, những người bình thường không thể nào có được! Thi sĩ S.V đã nói điều này thay cho mọi văn nghệ sĩ chăng:
Giữa xuân sao lại thấy buồn
Bao la thinh lặng như luồn trong tim…
Giao thừa đây phút linh thiêng
Chuông vang trống đổ mừng đêm tuyệt vời”.

Đại Tài

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*