Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

BÍ ẨN VÔ THẦN

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Giống như các vị thánh, những người vô thần không được sinh ra. Không dễ để trở thành một vị thánh. Con đường đến đỉnh sự biến đổi luân lý rất dốc và nguy hiểm. Ỷ lại vào mình, con người không thể quản lý việc leo trèo; bản chất yếu đuối tội lỗi của mình cần ơn Chúa một cách tuyệt đối. Như vậy, chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng Thánh mới có thể phát triển sự thánh khiết nơi con người. Nhưng con người, được trời phú cho trí thông minh và tự do, tất nhiên phải hợp tác với ơn thánh hóa của chính mình.

Giờ đây, công thức hoàn hảo của con người để nên thánh được tìm thấy lời của Đức Mẹ thưa với Sứ Thần Thiên Chúa: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1:38) Do đó, các thánh được tạo nên theo hình ảnh của Lời Chúa, vì Chúa Giêsu xác định: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người.” (Ga 4:34)

Nghịch lý thay, trở thành người vô thần cũng không hề dễ dàng. Thật đáng sợ khi cố gắng trốn thoát khỏi Người Tình Thiên Chúa. Con đường đó dẫn tới chế độ nô lệ tàn bạo. Tuy nhiên, ở đây không giống như việc tìm kiếm sự ràng buộc thiêng liêng, động lực cho chủ nghĩa vô thần là chuyện riêng một phía, do con người đòi hỏi, bị Thiên Chúa đấu tranh. Không ai trở thành người vô thần một cách vô tình hay không cố ý. Ngay cả cái gọi là “những người vô thần bẩm sinh” được truyền bá từ thời thơ ấu tại các trường học của chủ nghĩa vô thần có tổ chức, cuối cùng thì khi trưởng thành cũng phải đưa ra quyết định ủng hộ hay chống lại Thiên Chúa. Đối với vấn đề đó, điều tương tự cũng đúng đối với các Kitô hữu được rèn luyện theo nguyên tắc cơ bản của đức tin từ nhỏ.

Rốt cuộc, người ta dạy trẻ vị thành niên thế nào? Dĩ nhiên là theo năng lực của họ. Vì vậy, chính việc truyền bá sớm đã là một phương pháp hoàn toàn hợp lệ để hướng dẫn trẻ vị thành niên trong đức tin của tổ tiên. Phương pháp này làm mất hiệu lực khi truyền thụ cho trẻ em hoặc người về vấn đề đó, trong sự giả dối hoặc sự xấu xa về luân lý. Tuy nhiên, khi trẻ vị thành niên trở thành người lớn có trí tuệ, việc truyền thụ sẽ ngưng. Niềm tin được nâng đỡ bởi lý trí nên được dạy dỗ và thực hành. Thần học được dạy cho những người có trí tuệ cao. Do đó, ở người trưởng thành, trách nhiệm đối với niềm tin kêu gọi họ phải phê chuẩn đức tin thời thơ ấu bằng quyết định đối với Thiên Chúa và sự mặc khải của Ngài. Thánh Phêrô, các tông đồ, và các giáo phụ và tiến sĩ uyên bác của Giáo hội đã khuyến khích mọi Kitô hữu thuộc mọi tầng lớp xã hội phải luôn sẵn sàng trình bày cho bất kỳ người nào thắc mắc những câu trả lời hợp lý về đức tin điều khiển tâm trí họ.

Những người vô thần không lạc hậu trong việc đưa ra lý do cho sự không tin của họ. Họ làm như vậy với sự sâu sắc về triết học và kỹ thuật văn học điêu luyện, như nghiên cứu này nhằm mục đích chứng minh. Pascal đã nhận ra cái mà Ronald Knox gọi là “sự nhiệt tình,” tức là lòng nhiệt thành rực lửa trong tôn giáo của chủ nghĩa vô thần nhân văn. Câu nói bất hủ của ông về chủ đề này: “Thuyết vô thần là một biểu hiện sức sống tinh thần nhưng chỉ ở mức độ nhất định.” Chúng tôi hy vọng chứng tỏ rằng sức mạnh của chủ nghĩa vô thần phát sinh từ ý chí anh hùng của nó là tạo ra các thần linh thần thoại thay cho Thiên Chúa. Chúng tôi hy vọng chứng minh rằng sự yếu ớt của nó được thể hiện qua việc nó hoàn toàn KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG chữa khỏi cuộc khủng hoảng mâu thuẫn mà nó tạo ra giữa con người mà nó sẽ thăng tiến trong tự do, và thần linh mới của chính nó là vị thần mà nó KHÔNG THỂ KIỀM CHẾ khỏi việc nuốt chửng nhân loại.

Do đó, nghiên cứu này sẽ khẳng định rằng không có người vô thần nào chỉ chọn cách phủ nhận Thượng Đế. Bởi vì tư thế tâm linh của người vô thần chống lại Thiên Chúa đồng thời tư thế của người đó ưu tiên cho Đấng nào đó cao hơn Thiên Chúa. Khi gạt bỏ Thiên Chúa thật, họ chào đón Thiên Chúa Mới của họ. Tại sao phải như vậy? Bởi vì mọi cam kết cá nhân của con người đều giả định, sâu thẳm trong cốt lõi siêu hình của con người họ, khao khát là chân lý và tốt đẹp. Về bản chất, con người đang mang trong mình nỗi khao khát siêu việt không thể chữa khỏi. Nếu phản đối chân không thì chân không mà nó co lại dữ dội nhất là sự vắng mặt hoàn toàn của Hữu Thể Vô Hạn.

Lịch sử chứng minh rằng con người không thể thay đổi nếu không có Thiên Chúa thật. Dostoyevsky, người từng trải qua sự ghê tởm này ở nước Nga vô thần, có một trong những nhân vật của ông ta trong danh sách The Devils (Ác Nhân, hoặc The Possessed – Quỷ Ám) đã bày tỏ điều đó thế này: “Nếu một người bị tước đoạt sự vĩ đại vô hạn, họ sẽ từ chối tiếp tục sống và chết vì tuyệt vọng. Cái vô hạn và cái vô lượng cần thiết đối với con người như hành tinh nhỏ bé mà họ đang sống… Hỡi các bạn, Thiên Chúa cần đối với tôi chỉ vì Ngài là Đấng duy nhất mà người ta có thể yêu thương đời đời.”

Chúng tôi đã nói rằng thật đáng sợ khi cố gắng sống mà không có Chúa. Kirilov, một trong nhiều người vô thần trong danh sách The Devils, làm chứng cho sự thật này: “Nhận ra rằng không có Chúa và không nhận ra ngay lập tức rằng chính bạn đã trở thành Chúa – là điều phi lý, nếu không bạn chắc chắn sẽ tự giết mình. Tôi không thể hiểu làm thế nào mà người vô thần có thể biết rằng không có Chúa và không tự sát ngay lập tức!” Tại sao rất nhiều người vô thần vẫn còn sống và phát triển? Theo Kirilov, bởi vì họ đã chấp nhận vai trò làm thần của chính mình. Ông cho biết: “Trong ba năm, tôi đã tìm kiếm thuộc tính thần tính của mình, và tôi đã thấy nó: thuộc tính thần tính của tôi là Tính Bướng Bỉnh, Thói Ngang Tàng! Đó là tất cả những gì tôi có thể làm để chứng minh điểm chính về sự bất chấp và sự tự do mới khủng khiếp của tôi. Nó rất khủng khiếp. Tôi đang tự sát để thể hiện sự bất chấp và sự tự do mới khủng khiếp của mình.”

Dựa vào bối cảnh sự thật này, làm thế nào chúng ta có thể giải thích sự tiến bộ mau chóng của chủ nghĩa vô thần công khai và ngụy trang trong thời đại của chúng ta? Làm thế nào chúng ta có thể đánh giá lời kêu gọi của Nicholas Hartmann về một “chủ nghĩa vô thần cơ bản” cho rằng Chúa không chỉ không tồn tại mà còn không nên tồn tại? Khi nghiên cứu một số nhà vô thần trí thức vĩ đại của thời đại chúng ta, chúng tôi sẽ cố gắng chứng minh rằng những người vô thần như vậy vẫn tiếp tục tồn tại và làm việc chăm chỉ, mặc dù họ cố tình phủ nhận sự tồn tại của Thiên Chúa, bởi vì họ đã tạo ra cho mình một vị thần mới mẻ và hấp dẫn. Chính họ đã cống hiến bản thân và công việc cho Bản Thể Siêu Việt mới này. Không còn tuyệt vọng về sự mất mát của Thiên Chúa bị chối bỏ, những người khổng lồ uyên bác này, với tính kiêu ngạo cao, đã lao mình vào sự phân kỳ cánh chung ly kỳ trong việc lập kế hoạch và chỉ đạo vận mệnh tạm thời của con người phục vụ Thượng Đế Mới của họ.

Sau khi nghiên cứu sâu sắc về các vị thần Ngộ Đạo Mới được những người vô thần hiện đại tán thành, Eric Voegelin đã cẩn thận kết luận: “Cái chết của tinh thần là cái giá của sự tiến bộ. Nietzsche đã tiết lộ bí ẩn về sự mặc khải của Tây phương khi ông thông báo rằng Chúa đã bị sát hại và đã chết. Sự giết người theo Thuyết Ngộ Đạo này liên tục xảy ra bởi những người hy sinh Thiên Chúa cho nền văn minh. Mọi năng lượng của con người càng được ném vào công cuộc cứu độ vĩ đại thông qua hành động nội tại của thế giới, những người tham gia vào công việc này càng rời xa sự sống tinh thần. Vì sự sống tinh thần là nguồn gốc của trật tự nơi con người và xã hội, chính sự thành công của một nền văn minh của Thuyết Ngộ Đạo là nguyên nhân khiến nó suy tàn. Chủ nghĩa vô thần nhân văn dưới hình thức hiện đại của sự tôn thờ ngẫu tượng là các vị thần của Thuyết Ngộ Đạo mới đang phá hủy xã hội con người. Mục đích của tác phẩm này là chỉ ra tội lớn của chủ nghĩa vô thần đương thời mà nó bao gồm, thông qua hành động bền vững của Sự Bướng Bỉnh Tột Cùng (Supreme Self-Will), trong mối bận tâm hoàn toàn về con người. Chủ nghĩa vô thần này khiến con người gục ngã trước chính mình trong sự tự tôn thờ và tự yêu mình. Bằng hình thức này hoặc khác, hệ thống tư tưởng được giải thích trong tác phẩm này kêu gọi con người chỉ trung tín với Thiên-Chúa-Con-Người. Họ khước từ một Thiên Chúa thật duy nhất và Con-Người-Thiên-Chúa mà Ngài đã sai đến để thánh hóa con người một cách hợp lệ.”

“Không phải Ý Ngài mà là ý tôi hoặc ý con người chúng ta được thực hiện.” là tín ngưỡng, sự cống hiến và sự táo bạo duy nhất của họ. Pascal ghi lại trải nghiệm tôn giáo không thể lay chuyển mà ông đã có trong cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa thật vào đêm 23-11-1654, ông chỉ ra con đường chắc chắn duy nhất trở về từ con đường xã hội đáng sợ mà chủ nghĩa vô thần đang phát triển đã ngáng chân con người. Ông viết: “Thiên Chúa của Ápraham, Thiên Chúa của Isaác, Thiên Chúa của Giacóp, không phải của các triết gia và học giả. Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa của tôi và Thiên Chúa của bạn… Chỉ mình Ngài có thể được tìm thấy và được duy trì bằng những cách được dạy trong các Phúc Âm… Sự phục tùng Chúa Giêsu Kitô ngọt ngào và hoàn toàn.”

Trong tác phẩm này, chúng tôi không lấy cảm hứng từ tinh thần của động lực nào. Chúng tôi được truyền cảm hứng với tinh thần chỉ trích Kitô giáo của các triết lý vô thần này đã và đang gây ra bi kịch lớn cho con người. Xuyên suốt nghiên cứu này, cần phải nhớ rằng các học giả đã đối xử hầu như đối với con người, ban đầu là các Kitô hữu, những người biết rõ đường lối và thông điệp của Phúc Âm. Ngay từ nhỏ, họ đã biết Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa. Hơn nữa, thậm chí họ còn yêu thích và sống theo những cách thức và thông điệp của Tin Mừng trong đời họ. Họ không rời xa Thiên Chúa hoặc đoạn tuyệt với Đức Kitô là Thánh Tử của Ngài mà họ đã ghi lại trong nhiều tác phẩm với hy vọng thuyết phục người khác đi theo con đường của họ.

Từ lời chứng về cuộc sống của họ với tư cách là những người vô thần, từ việc chứng kiến lịch sử về những tác động xấu trong hệ thống tư tưởng của họ, và từ quá trình nghiên cứu phản ánh lâu dài, chúng tôi đã kết luận rằng quan điểm của họ sai lầm một cách nguy hiểm và thậm chí đôi khi làm suy giảm quan điểm khiến suy yếu bản chất tinh thần của con người. Đó là lý do chúng tôi đã thực hiện để xác định, phân tích và đánh giá các triết lý tôn giáo về cuộc sống của họ.

Hy vọng rằng nghiên cứu này có thể làm cho độc giả khước từ những con đường đưa tới các đền đài của các vị thần Ngộ Đạo của thuyết vô thần nhân văn. Vì trong các đền đài này, quần chúng bị mắc kẹt trong thiên niên kỷ tạm thời này. Về mặt tích cực, người ta hy vọng những người đang tìm kiếm Thiên Chúa thật có thể được giúp đỡ để tìm thấy Ngài và giữ Ngài ở nơi mà Ngài có thể được tìm thấy và gìn giữ – trong Chúa Giêsu Kitô, con đường, sự thật và sự sống, trong sự ngọt ngào và hoàn toàn quy phục Đấng là Thiên-Chúa-Con-Người.

LM. VINCENT MICELI

Chiều 05-09-2022

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*