Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TRỞ NÊN NGƯỜI PHỤC VỤ ANH EM

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

CHÚA NHẬT XXV TN B:
Những ngày cao điểm của đại dịch Covid, có rất nhiều người, nhiều tổ chức đã hết lòng và có rất nhiều sáng kiến để phục vụ, chia sẻ với những người bệnh và những hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta có thể thấy những hình ảnh đẹp của các bác sĩ y tá và nhân viên y tế mệt nhoài vì công việc; các người có tránh nhiệm nằm nắng phơi sương tại các chốt gác. Chúng ta cũng thấy rất nhiều các Cha, các Thầy, các Sơ trực tiếp lăn xả để chia sẻ từ phần cơm, phần rau cho những người khó khăn. Có những linh mục, nữ tu không sợ hãi, họ tình nguyện dấn thân vào vùng dịch để chăm sóc trực tiếp cho những bệnh nhân bị lây nhiễm. Những hình ảnh đẹp ấy như một sự minh họa cho Lời Chúa hôm nay: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải phục vụ mọi người.”
Chúng ta còn nhớ câu chuyện bài Tin Mừng tuần trước, sau khi Phêrô tuyên xưng: “Thầy là Đấng Kitô”, Đức Giêsu đã nói cho các ông biết “Đấng Kitô sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết Người và ngày thứ ba Người sẽ sống lại.” Tuy nhiên, Phêrô và các Tông đồ dường như không chấp nhận và không muốn nghe những lời này. Vì các ôngThêm hình ảnh/nhạc/video đi theo Thầy với một động lực rất là trần thế, tức là để tìm kiếm địa vị, chức bậc.
Cũng vì còn mang trong mình “thói đời” là tìm kiếm bổng lộc, chức tước, vì vậy, mặc dù hôm nay Đức Giêsu nhắc lại việc Người sẽ bị bắt, bị giết và sẽ sống lại, các ông vẫn không quan tâm. Tin Mừng ghi lại: “Các ông không hiểu lời đó và sợ không dám hỏi lại.” Có lẽ không phải các ông không hiểu, mà các ông không muốn hiểu và sợ phải nghe sự thật nên không dám hỏi lại Chúa. Điều các Tông đồ quan tâm lúc này là bàn luận xem ai là người lớn hơn. Các ông tự phân chia vị trí, chức bậc vì nghĩ rằng thầy sắp khởi nghĩa thành công. Thậm chí, thánh Marcô còn nhấn mạnh là các ông cãi nhau về điều đó. Nhưng khi Đức Giêsu hỏi: “Các con bàn tán điều gì vậy?” Các ông đã làm thinh không dám nói.
Đức Giêsu đã nghe nội dung cuộc bàn luận dọc đường của các Tông đồ và thấy họ vẫn còn mang nặng cách suy nghĩ theo kiểu thế gian chứ chưa phải theo đòi hỏi của Tin Mừng. Vì vậy, Chúa Giêsu gọi các ông lại, yêu cầu các ông ngồi xuống và dạy cho các ông rằng: “Ai muốn là người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người.” Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên và duy nhất trong Tin Mừng kể lại việc Chúa gọi các ông lại, yêu cầu ngồi xuống để nghe. Điều đó cho thấy được tầm quan trọng của bài học về việc phục vụ, về vai trò của người lãnh đạo, đứng đầu trong anh em. Các sách Tin Mừng khác còn kể thêm: Chúa Giêsu lấy mình làm mẫu gương để dạy cho các Tông đồ: “Con người đến không phải để được mọi người hầu hạ, nhưng là để hầu hạ và phục vụ mọi người.”
Đức Giêsu là Đấng được Chúa Cha sai đến trần gian. Người không đến trong vai trò của một vị thống soái hay một vị hoàng tử trần gian, nhưng đến trong thân phận của một người thường, hòa mình với tất cả mọi người để yêu thương phục vụ và hướng dẫn mọi người về với Thiên Chúa. Suốt sứ vụ công khai rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã dành hết sức, hết thời giờ, để phục vụ mọi người. Người giảng dạy, chỉ bảo cho mọi người biết cách sống đẹp ý Chúa. Người làm phép lạ chữa lành bệnh nhân. Người an ủi những kẻ đau khổ và tội lỗi. Người phục vụ quên ăn quên nghỉ, đến độ người thân của Chúa cho rằng, Chúa bị mất trí rồi. Sống gần gũi thân thiết với các môn đệ trong vai trò là Thầy, Đức Giêsu hết lòng lo lắng phục vụ các Tông đồ. Đặc biệt trong bữa Tiệc Ly, Đức Giêsu đã cúi xuống rửa chân cho các Tông đồ để nêu gương phục vụ cho các ông.
Thánh Marcô hôm nay còn cho thấy Chúa Giêsu ôm em nhỏ vào lòng và mời gọi các Tông đồ: “Ai tiếp đón một em nhỏ vì danh Thầy, là tiếp đón Thầy và ai tiếp đón Thầy là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.” Một em nhỏ thì chưa thể làm gì cho bản thân và cho người khác được; em nhỏ luôn cần sự giúp đỡ chăm sóc của người khác và em nhỏ cũng không có gì để trả công cho người khác. Đón nhận một em nhỏ là đón sự bận rộn về cho mình, là bận rộn như “nuôi con mọn”. Vì thế, khi đón nhận một em nhỏ đòi phải có sự quảng đại, bao dung, có tâm hồn và đôi tay của người mẹ. Chúa Giêsu cho biết khi mỗi người đón nhận người khác với trái tim bao dung, với đôi tay và tâm hồn quang đại của người mẹ như thế, được Chúa kể như đón nhận chính Chúa vậy. Chúa còn muốn chúng ta đón nhận trẻ nhỏ là mang lấy tâm hồn đơn sơ trong trắng hồn nhiên của trẻ nhỏ, trở nên gắn bó lệ thuộc vào Thiên Chúa như trẻ thơ gắn bó với cha mẹ.
Bài đọc hai, thư Giacôbê cho thấy: “Ở đâu có ghen tương tranh chấp, ở đó có xáo trộn và mọi thứ xấu xa.” Chúng ta có thể thấy điều này nơi các tổ chức quốc gia và xã hội. Các cuộc bầu cử là dịp để người ta chạy đua vào các vị trí quyền lực, có khi chửi bới nói xấu và dùng thủ đoạn với nhau. Họ tranh giành các vị trí này không phải để phục vụ, cho bằng là để thỏa mãn khao khát quyền lực và cũng là để vơ vét tham nhũng và làm giàu. Chúng ta cũng có thể thấy sự ghen tương tranh chấp này trong đời sống giáo xứ và gia đình. Nơi một vài giáo xứ, mỗi lần bầu chọn ban hành giáo là mỗi lần giáo xứ bị xáo trộn chia rẽ. Công tác tông đồ là công tác không lương bổng, là việc phục vụ đúng nghĩa, phải hy sinh thời giờ, sức lực và cả tiền của. Tuy nhiên đàng sau sự phục vụ đó, vẫn còn cơn cám dỗ của danh vọng địa vị: làm việc vì danh dự gia đình, vì để được gọi là ông nọ, ông kia hoặc là được xếp vào hàng quý chức. Cám dỗ danh vọng địa vì này còn có thể gây “nghiện” khiến cho nhiều người không muốn rời bỏ nhiệm vụ, mặc dầu không còn đủ sức lực, khả năng. Cám dỗ này xảy ra trong gia đình khiến trật tự của gia đình bị đảo lộn, rơi vào cãi vã, bạo lực bởi các thành viên muốn thể hiện quyền và ảnh hưởng của mình trong nhà.
Thánh Giacôbê cho thấy nguyên nhân sâu xa của việc tranh giành thứ bậc, xung đột trang chấp chức tước là vì đang có một cuộc chiến trong nội tâm mỗi người. Đó là cuộc chiến gây ra bởi những ham muốn, tìm kiếm thỏa mãn và cái tôi cao ngạo trong con người. Sự cao ngạo này khiến cho con người muốn bước đi trên đầu của người khác, muốn nghe những lời tung hô nịnh hót, muốn cả thiên hạ phải khom lưng trước mặt mình.
Thưa quý OBACE, bài học phục vụ Chúa dạy hôm nay: “Ai muốn làm lớn, phải là người phục vụ anh em”, là điều kiện và cũng là chuẩn mực cho tất cả chúng ta. Mỗi người dù là những người có trách nhiệm ngoài xã hội hay trong Giáo hội, đều được mời gọi thi hành nhiệm vụ của mình theo tinh thần phục vụ như Chúa dạy hôm nay.
Trong bất cứ một tổ chức nào, dù là tổ chức xã hội, tôn giáo hay gia đình đều phải có những người đứng đầu để tổ chức, lo liệu, điều hành và có có sự phân công, phân nhiệm. Tất cả những nhiệm vụ đều là để phục vụ anh em vì lợi ích của anh chị em. Tuy nhiên, thời gian và cám dỗ quyền lực dần dần làm cho người đứng đầu quên mất bổn phận của mình là người phục vụ, biến mình trở thành người phân phát, ban ơn cho người khác. Cám dỗ này không chỉ nơi các tổ chức xã hội hoặc các Tông đồ ngày xưa, mà còn nơi các tôn giáo và gia đình. Con người luôn bị cám dỗ hưởng thụ, thích ra lệnh hơn thi hành, thích được mọi người cung phụng hơn là phục vụ moi người.
Đức Giêsu là Chúa và là Thầy mà còn cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, xin cho chúng ta biết học nơi Người để cũng biết khiêm nhường hạ mình để phục vụ mọi người cách vui vẻ nhiệt tình như phục vụ chính Chúa vậy. Amen.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*