Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Ba 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 2    
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

NIỆM KHÚC LA VANG

Hướng về Mẹ La Vang
Rạo rực miền Tháng Tám
Niềm vui của Dân Thánh
Mừng kính Mẹ về trời

Kính mừng Mẹ Chúa Trời
Được triệu về Thiên Quốc
Chúc tụng Mẹ phúc đức
Ôi, vĩ đại Nữ Tỳ!

Nhớ xưa Mẹ hiện ra
Yêu thương Mẹ đã dạy
Cây Lá Vằng cứ lấy
Làm phương thuốc cứu sinh [1]

Lá rừng hóa thuốc linh
Cứu dân khỏi bệnh lạ
Vùng Hải Lăng, Quảng Trị
Trở nên vùng đất thiêng

Tây Sơn bắt đạo nghiêm
Khiến tín nhân khốn khổ
Phải lánh nạn vì sợ
Nhưng có Mẹ chở che [2]

Nay dân Việt sầu lo
Vì dịch bệnh lây nhiễm
Chúng biến chủng nguy hiểm
Xin Đức Mẹ chữa lành

TRẦM THIÊN THU

[1] Theo truyền thuyết, dưới thời vua Cảnh Thịnh, nhà Tây Sơn có chính sách chống đạo Công giáo. Để tránh sự trừng phạt của nhà Tây Sơn, nhiều giáo dân vùng Quảng Trị đã chạy lên vùng đất này. Đây là khu vực đồi núi hẻo lánh nên để liên lạc với nhau được thì họ phải “la” lớn và có tiếng “vang.” Thế là có tên La Vang. Một truyền thuyết tương tự về chữ La Vang có từ đặc tính của âm thanh chuyển thành địa danh, người ta nói rằng nơi chốn rừng rú này xưa kia có nhiều cọp beo hại người. Do đó, những người đi rừng nếu ở lại đêm thường phải chia phiên nhau thức canh, thấy động thì “la vang” lên để mọi người đến tiếp cứu.

[2] Cảnh Thịnh tên thật là Nguyễn Quang Toản, con thứ của vua Quang Trung, lên ngôi tháng 09-1792 (Nhâm Tý). Ông ra chiếu chỉ cấm đạo toàn quốc ngày 17-8-1798, giáo dân phải tìm nơi lánh nạn tại vùng núi Lá Vằng – tức là La Vang. Trong cảnh thiếu thốn, dân lâm bệnh nhiều mà không có thuốc chữa. Họ họp nhau bên gốc cây đa cổ thụ để lần chuỗi Mân Côi cầu xin Đức Mẹ cứu giúp. Đức Mẹ hiện ra trong ánh sáng ngời rực rỡ, tay bồng Chúa Hài Đồng, có hai thiên thần cầm đèn chầu. Một hôm, Đức Mẹ an ủi và động viên họ chịu đau khổ, cố gắng giữ vững Đức Tin, rồi dạy họ hái lá Vằng ở xung quanh đó mà nấu nước uống (màu như trà, hơi đắng) thì sẽ khỏi các chứng bệnh. Đức Mẹ nói: “Các con hãy tin tưởng, hãy vui lòng chịu đau khổ, hễ ai chạy đến cầu khẩn cùng Mẹ ở chốn này, Mẹ sẽ nhậm lời và ban ơn theo ý nguyện.” Đức Mẹ còn hiện ra nhiều lần khác để an ủi và nâng đỡ các giáo dân trốn cơn bách hại đạo. Năm 1972, chiến tranh khốc liệt – gọi là “Mùa Hè Đỏ Lửa,” nhưng đài Đức Mẹ La Vang vẫn không bị bom đạn làm hư hỏng chút nào. Thật là kỳ lạ vô cùng!

Vua Cảnh Thịnh trị vì 10 năm. Sau khi kinh đô Phú Xuân thất thủ, ông chạy ra Bắc nhưng bị Gia Long Nguyễn Phúc Ánh bắt và giết vào ngày 07-10-1802 (Nhâm Tuất). Trước khi chết, vua Cảnh Thịnh phải chứng kiến cảnh thi thể của vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc), Quang Trung (Nguyễn Huệ) cùng vợ con và nhiều người khác bị quật lên, ghép xương cốt lại thành hình người rồi bỏ vào bồ lớn; quân lính nhà Nguyễn được lệnh đi tiểu vào đó rồi mang xương bỏ vào cối giã vụn. Cuối cùng, Cảnh Thịnh bị bịt mồm bằng giẻ rách để khỏi kêu la, tay chân cột căng bằng dây vào 4 con voi, rồi người ta thúc voi chạy về 4 phía, xé nát thân thể vua làm 4 mảnh. Thịt da sau đó bị róc, xương bị chặt làm 5 phần đem phơi bày tại 5 chợ trong kinh thành vừa để trả thù, vừa để khủng bố tinh thần những người còn ủng hộ nhà Tây Sơn. Đó là cái chết của ác vương bách hại Công giáo rất thảm khốc!

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*