Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

CORONAVIRUS BÁO HIỆU GÌ VỀ THỜI CUỐI CÙNG?

RUSSELL SHAW
TRẦM THIÊN THU (Aleteia.org)
Sáng 09-07-2021

Nó có thể không phải là ngày tận thế, nhưng nhân loại cần đến với nhau vì mối đe dọa tận thế rất thực tế theo ý nghĩa khải huyền.
Một trong các sản phẩm phụ dễ dự đoán hơn của đại dịch coronavirus đã trở thành yếu tố thúc đẩy cảnh báo rằng tận thế đã đến gần. Những người gửi email cho tôi thông báo rằng COVID-19 báo hiệu sự xuất hiện của Thời Cuối Cùng có ý nghĩa lắm, và sự háo hức của họ muốn lan truyền tin tức là điều dễ hiểu. Nhưng trên thực tế, họ đang thiếu hai hoặc ba điểm.
Thứ nhất là chính Chúa Giêsu không khuyến khích kiểu suy đoán này. Trong Phúc Âm theo Thánh Mátthêu có viết thế này: “Về ngày và giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả người Con cũng không; chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi… Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến.” (Mt 24:36, 42)
Tuy nhiên, với những gì đã nói, thực sự có một ý nghĩa – điểm số hai – mà chúng ta đang sống trong Thời Cuối Cùng. Nhưng không có gì mới lạ về điều đó. Thời Cuối Cùng bắt đầu từ hơn 2.000 năm trước – đối với sự phục sinh và thăng thiên của Đức Kitô – và sẽ tiếp tục cho đến khi Ngài tái lâm, có thể là bất cứ giây phút nào. Trong khi đó, điều chắc chắn duy nhất của chúng ta là mỗi người sẽ được gặp gỡ Đức Kitô và trình bày với Ngài sớm hơn chúng ta mong đợi.
Sự náo nhiệt hiện nay có rất nhiều tiền lệ lịch sử. Những người trong thời gian trước đó đã phản ứng theo cùng một cách đối với dịch bệnh và thảm họa. Bây giờ đến đại dịch Vũ Hán – coronavirus. Nhưng – điểm thứ ba – bài học thực sự của đại dịch này không phải là Thời Cuối Cùng ở đây. Thay vào đó, đại dịch là lời nhắc nhở đặc biệt bằng hình ảnh rằng loài người là một đại gia đình toàn cầu, mặc dù là một gia đình đau khổ, vì vậy phản ứng đúng đắn đối với dịch bệnh và thảm họa là tìm sự trợ giúp của Thiên Chúa, đồng thời kêu gọi các nguồn lực chưa thực hiện được của tình đoàn kết nhân loại.
Các giáo hoàng đã nhấn mạnh tính hợp nhất cơ bản của gia đình nhân loại một cách thường xuyên và mạnh mẽ. Chỉ cần lấy một ví dụ trong số nhiều điều khác, hãy xem xét điều gì đó mà ĐGH Piô XII đã nói trong thông điệp đầu tiên của mình, nhiều người ác ý vì được cho là thờ ơ với vụ Holocaust (sự hủy diệt tàn khốc).
Thời điểm là tháng 10 năm 1939, chưa đầy hai tháng sau khi Đức xâm lược Ba Lan, bùng nổ Thế Chiến II. Đức Piô XII cho biết rằng nguyên nhân chính của cuộc xung đột bi thảm đang nổi lên sau đó là khước từ tình đoàn kết của con người đến nỗi có thể đau khổ nhìn thấy trong chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc và chủ nghĩa dân tộc cường điệu – một cách ám chỉ rõ ràng về Đức Quốc Xã và ở mức độ thấp hơn là Phát-xít Ý.
Băn khoăn về “những sai lầm nguy hiểm” này, Đức Piô XII đã tố cáo “sự quên lãng quy luật đoàn kết và bác ái của con người, vốn được quy định và áp đặt bởi nguồn gốc chung của chúng ta, và bởi sự bình đẳng về bản chất lý trí ở tất cả mọi người, đối với những gì họ thuộc về,” cũng như bởi Ơn Cứu Độ của mọi người bởi Đức Kitô. Đức Quốc Xã biết Đức Piô XII có ý nói về họ, và từ đó ngài là người trong danh sách đen hận thù của họ.
Không còn nghi ngờ gì nữa, đại dịch coronavirus là nguyên nhân đáng quan ngại. Nhưng những người lo lắng về Thời Cuối Cùng – và phần còn lại chúng ta – sẽ tốt hơn nếu tập trung vào một thảm họa khác, thậm chí còn đe dọa hơn, vẫn đang hình thành: cuộc khủng hoảng lương thực thế giới sắp xảy ra, trong đó có tới 230 triệu người nghèo ở các nước nghèo có thể phải đối mặt với nạn đói và cái chết. Caritas Internationalis (Caritas Quốc Tế – hiệp hội gồm 164 tổ chức quốc tế cứu trợ nhân đạo và phục vụ phát triển xã hội của Giáo hội Công giáo Rôma, hoạt động tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới) cho biết “dư chấn của đại dịch” này có thể chứng minh rằng “thậm chí còn phức tạp và gây chết người hơn” so với tác động của chính con virus.
Mỹ chậm phản ứng với coronavirus, và hậu quả là người dân đã chết. Chúng ta cũng sẽ phản ứng chậm với cuộc khủng hoảng này chăng? Đây là một thách thức thực sự mang tính khải huyền đối với sự đoàn kết nhân loại đáng để chúng ta quan tâm trong khi vẫn còn thời gian.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*