Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

TẠI SAO KHÓ QUAN HỆ RIÊNG VỚI CHÚA THÁNH THẦN?

STEPHEN BEALE
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Thiên Chúa có ba ngôi, vậy chúng ta không có mối quan hệ riêng với mỗi Ngôi Vị sao? Có vẻ là như vậy.
Tuy nhiên, khi nói đến Ngôi Ba của Chúa Ba Ngôi, tức là Chúa Thánh Thần, dường như chúng ta gặp khó khăn. Thiết tưởng là vấn đề rõ ràng. Chúa Kitô mang bản chất hoàn toàn của con người để chúng ta có thể liên hệ với Ngài theo cách chúng ta liên quan tha nhân. Chúa Cha không mặc lấy xác phàm, nhưng chính danh xưng “Cha” khiến Ngài trở nên đáng tin cậy. Cuối cùng, chính Chúa Giêsu nói: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha.” (Ga 14:9)
Nhưng còn Chúa Thánh Thần? Kinh Thánh đưa ra hình ảnh về Ngài có vẻ như không giúp chúng ta nghĩ về Ngài theo thuật ngữ về Ngôi Vị – gió, lửa, nước, và bồ câu. Theo Lm John McCloskey, nhiều người khó khăn trong việc sùng kính Chúa Thánh Thần và cảm thấy không đạt được lòng sùng kính Chúa Ba Ngôi vì không thể gợi lên hình ảnh Chúa Thánh Thần liên quan chim bồ câu hoặc sức mạnh không ngôi vị như lửa và gió.
Dĩ nhiên, nhiều Kitô hữu cầu xin Chúa Thánh Thần ban tràn đầy ơn khôn ngoan và tác động để chúng ta hành động. Nhưng điều đó vẫn khiến chúng ta dễ nghĩ Ngài là “sức mạnh không ngôi vị.” – cách nói của Lm McCloskey. Vấn đề là thế. Vậy làm sao chúng ta phát triển mối quan hệ riêng với Chúa Thánh Thần?
KIỂM TRA NHẬN THỨC VỀ THIÊN CHÚA
Bước đầu tiên là xem xét lại các giả định mà chúng ta có thể đang thực hiện về Thiên Chúa. Có phải chúng ta đã ôm lấy nhân tính của Chúa Giêsu đến mức quên đi sự khác biệt về thiên tính của Ngài? Trong Kinh Thánh, Chúa Giêsu được so sánh với một con chiên bị giết, một hòn đá tuôn ra nước khi người ta đập, Lời Chúa và sự khôn ngoan siêu phàm. Chúa Giêsu mặc lấy bản tính nhân loại, nhưng Ngài vẫn hoàn toàn khác biệt, hoàn toàn khác với chúng ta, và những hình ảnh này nhắc nhở chúng ta về điều đó.
Nếu khó liên hệ với Chúa Thánh Thần vì không thể đối diện với Ngài, điều đó có thể giúp khơi dậy một nhận thức sống động rằng sự khác biệt của Thiên Chúa đối với chúng ta quá lớn so với bất kỳ sự tương đồng nào. Vâng, chúng ta được tạo ra theo hình ảnh Ngài, nhưng hãy nghĩ về sự khác biệt của một bức ảnh về cả bề ngoài và chất liệu so với người được chụp.
BA NGÔI LUÔN CÙNG NHAU
Trong Tam Vị Nhất Thể, nhân vị bao gồm mối liên quan với ngôi khác. Nếu muốn biết một Ngôi Vị, người ta có thể biết bằng cách phân biệt với Ngôi khác. Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta biết Chúa Giêsu là Đấng chỉ cho chúng ta biết Chúa Cha. Điều này có vẻ như phương cách của Lm McCloskey. Ngài viết: “Tuy nhiên, mối quan hệ tự nhiên của chúng ta với Chúa Thánh Thần là thầy Đức Kitô qua Ngài, với Ngài, và trong Ngài.”
Cuối cùng, khi Đức Kitô được tôn vinh, Ngài có thể gởi Chúa Thánh Thần từ vị trí của mình với Chúa Cha tới những người tin vào Ngài: Ngài cho họ thấy vinh quang của Ngài, đó là Chúa Thánh Thần tôn vinh Ngài. Từ đó, sứ mệnh chung này sẽ được thể hiện nơi những người được Cha nuôi dưỡng trong Thân Thể của Con Ngài: sứ mệnh của Chúa Thánh Thần là liên kết họ với Chúa Kitô và khiến họ sống trong Ngài. (GLCG, số 690)
Một cách hiểu khác là xem Chúa Thánh Thần là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Như Thánh Gioan Phaolô II đã viết trong tông thư “Dominum Et Vivificantem” về Chúa Thánh Thần. Có thể nói rằng trong Chúa Thánh Thần, sự sống thân mật của Chúa Ba Ngôi hoàn toàn trở thành tặng phẩm, một sự trao đổi tình yêu lẫn nhau giữa các Ngôi Vị Thiên Chúa, và qua Chúa Thánh Thần tồn tại trong tặng phẩm. Chính Chúa Thánh Thần là sự biểu hiện cá nhân của sự tự hiến này, của tình yêu này. Ngài là Ngôi-Vị-Yêu-Thương. Ngài là Ngôi-Vị-Tặng-Phẩm. Ở đây chúng ta có một kho tàng vô tận về thực tại và sự sâu sắc khôn tả về khái niệm Ngôi Vị trong Thiên Chúa, điều mà chỉ có mặc khải mới làm cho chúng ta nhận biết. (số 10)
Như Thánh Gioan Phaolô II nói, thực tế này – rằng Chúa Thánh Thần vừa là Ngôi Vị vừa là tình yêu chung giữa Chúa Cha và Chúa Con – dẫn chúng ta đến “một sự sâu sắc khôn tả về khái niệm con người trong Thiên Chúa.” Thay vì cố gắng tìm ra cách “đóng khung” Chúa Thánh Thần theo định nghĩa của chúng ta về Ngôi Vị nơi Thiên Chúa, phải có một sự chấp nhận cơ bản về sự khác biệt bí ẩn này của Thiên Chúa. May thay, Thiên Chúa đã mời gọi chúng ta vào sự mầu nhiệm. Trong tầm nhìn yêu thương của Chúa Cha và Chúa Con, chúng ta biết rằng ở đó có thể tìm thấy Chúa Thánh Thần.
ĐỨC MẸ DẪN CHÚNG TA TỚI CHÚA THÁNH THẦN
Thiên Chúa cũng đã cho chúng ta một cách khác để nhận biết Chúa Thánh Thần: Đức Mẹ. Chúng ta có xu hướng nghĩ về Đức Mẹ và mối quan hệ của Đức Mẹ với Chúa Giêsu. Chúng ta quên rằng Đức Mẹ Hiền Thê của Chúa Thánh Thần. Trong Đức Mẹ, chúng ta thấy Chúa Thánh Thần phản ánh. Điều này rõ ràng trong giáo huấn của Thánh Maximilian Kolbe, người đã trình bày Chúa Thánh Thần theo thuật ngữ Thánh Mẫu Học là “Vô Nhiễm Nguyên Tội không được tạo thành.” Giống như Đức Mẹ trong lịch sử loài người là thuần khiết nhất trong tình yêu của Đức Mẹ, nên Chúa Thánh Thần cũng là tình yêu thuần khiết, vĩnh cửu và thiêng liêng như vậy.
Thánh Gioan Phaolô II giải thích: “Trên Thập Giá, Chúa Giêsu trao Đức Mẹ cho chúng ta đưa về nhà – tức là đời sống nội tâm của chúng ta.” Giáo Hội dạy rằng Đức Mẹ là trạng sư, người an ủi, và người dạy dỗ của chúng ta. Nói về vai trò của Đức Mẹ, chúng ta thấy phản ánh Chúa Thánh Thần, Đấng mà Đức Kitô gọi là Đấng Bào Chữa hướng dẫn chúng ta, và là Đấng mà Thánh Phaolô nói rằng Thiên Chúa sai đến ở trong chúng ta.
CHÚA THÁNH THẦN Ở TRONG CHÚNG TA
Có lẽ sự khác biệt của Chúa Thánh Thần như thần khí là cơ hội chứ không là trở ngại cho mối quan hệ. Trong 1 Cr 6:19, Thánh Phaolô nói rằng thân xác chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Khi Thánh Augustinô nói rằng Thiên Chúa “ở gần chúng ta hơn chính chúng ta ở trong chúng ta” thì dường như Chúa Thánh Thần kết hiệp với mối quan hệ mật thiết đó. Truyền thống Giáo Hội gọi Ngài là “Vị Khách Dịu Dàng” của linh hồn chúng ta. TGM Luis Martinez nói: “Thật vui với ý tưởng đó! Không phải vì sự linh thiêng của Ngài, mà vì sự khốn khổ của chúng ta đòi hỏi Thiên Chúa cư ngụ trong linh hồn; tình yêu thu hút, lôi cuốn, và khiến người ta vượt qua mọi khó khăn, làm cho Chúa Thiên Đàng đến với họ và kết hiệp với họ một cách thân mật và vĩnh viễn. Đó là tình yêu kết hiệp hoặc ước muốn kết hiệp; Chúa Thánh Thần là tình yêu vô biên của Thiên Chúa, Ngài được chiếm giữ danh xưng này: vị khách say mê của linh hồn.”
Mặc dù Chúa Thánh Thần không có “diện mạo,” chúng ta có thể liên hệ với Ngài là “tinh thần.” Vì chúng ta cũng có tinh thần, vì Kinh Thánh thường nói đến “tinh thần của con người.” Từ khi được tạo dựng, con người được lệnh đi đến một kết thúc siêu nhiên và linh hồn được nuôi dưỡng vượt trên tất cả, xứng đáng giao tiếp với Thiên Chúa. Trong 1 Cr 2:10-11, Thánh Phaolô dường như khuyên cách quan hệ với Chúa Thánh Thần: Vì Chúa Thánh Thần xem xét kỹ lưỡng mọi thứ, thậm chí cả chiều sâu của Thiên Chúa. Giữa những con người, ai biết những gì liên quan đến một người ngoại trừ tinh thần ở trong đó? Tương tự, không ai biết những gì liên quan Thiên Chúa ngoại trừ Thần Khí Thiên Chúa.
Có thể chúng ta nói chi tiết về điều này. Nếu Chúa Thánh Thần thăm dò chiều sâu của Thiên Chúa thì Ngài cũng thường dò xét cả chiều sâu của linh hồn chúng ta. Thánh Vịnh gia nói: “Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa, đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét, mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả. Miệng lưỡi con chưa thốt nên lời, thì lạy Chúa, Ngài đã am tường hết.” (Tv 139:1-4)
Vì vậy, có lẽ đây là một cách để nhận biết riêng về Chúa Thánh Thần – nhận ra rằng Ngài biết chúng ta rõ hơn chúng ta biết chính mình. Ngài biết mọi suy nghĩ, khao khát, chuyển động của ý chí và trí tưởng tượng. Chắc chắn đây là điểm khởi đầu tuyệt vời cho cuộc đối thoại nội tâm với Chúa Thánh Thần.
STEPHEN BEALE
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Lễ Hiện Xuống – 2020

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*