Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

XIN CHO CON ĐƯỢC THẤY

PM. Cao Huy Hoàng

31/5/2018 THỨ NĂM TUẦN 8 TN B
Mc 10, 46-52

“Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy”. (Mc 10, 51)

Có một người mù, ăn xin bên vệ đường, tên là Bartimê, nhờ tin vững, đã được Chúa Giê-su chữa lành. Anh được nhìn thấy, và anh đã đi theo Người. Quả thực, đức tin của người mù thật đáng phục. Anh ta gọi đích danh Đức Giê-su và thân thế của Người: “Hỡi ông Giêsu con vua Ðavít, xin thương xót tôi”. Lời kêu xin này hẳn không phải bắt nguồn từ kiến thức, vốn học hay tài năng của người mù. Nhưng thiết tường, lời này bắt nguồn từ tác động của ân sủng mà anh thành tâm đón nhận, tự do ưng thuận và cộng tác để trở thành niềm tin của mình.

Biết bao người vẫn luôn được Chúa Thánh Thần tác động tự bên trong, nhưng có lắng nghe được “tiếng gọi của lòng thương muốn trao ban đức tin” ấy không. Cả chúng ta nữa, những người đã đặt niềm tin vào Chúa Giê-su, càng phải lắng nghe rõ tiếng gọi ân sủng của Chúa Thánh Thần, để sống đức tin dồi dào, sống động hơn bằng đức ái quý giá. Bởi vậy, hãy lắng nghe và thực hiện đúng hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Đừng lầm tưởng rằng chúng ta đang có đôi mắt đẹp, đôi mắt sáng, đang nhìn thấy mọi sự trần gian này, mà không cần phải kêu xin rằng “Lạy thầy, xin cho con được thấy”. Quả thực, chúng ta có mắt, nhưng đôi mắt chúng ta có nhìn mà chưa thấy hoặc không thấy điều chúng ta cần thấy: nhìn người nghèo mà không thấy nỗi đau của người nghèo, nhìn người bệnh mà không thấy nỗi đau của người bệnh, nhìn người đau khổ mà không thấy người đau khổ đang khao khát một niềm tin, một niềm hy vọng, nhìn tha nhân mà không thấy những nhu cầu tâm linh của tha nhân. Lạy thầy, xin cho con được thấy phải là lời kêu xin hằng ngày của chúng ta, để thấy việc phải làm cho vinh danh Chúa, cho hạnh phúc con người.

Lạy Chúa, xin cho con được thấy. Amen.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*