Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

TỨC GIẬN CON CÁI

VIỄN DZU TỬ

Thánh Phaolô nói: “Anh em nổi nóng ư? Đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Ep 4:26). Đối với các bà mẹ đều nói: “Không sao, không có vấn đề gì”, nhưng thực ra có hằng ngàn vấn đề. Họ đã từng cằn nhằn: “Không thể như vậy được!”. Trong mỗi chúng ta có rất nhiều cơn nóng giận.
Dưới đây là “tâm sự” của một người mẹ 35 tuổi.
Tôi không nghĩ mình là người nóng giận vì tôi không hề la hét chồng tôi, và tôi cũng không muốn nói khó nghe với người bán hàng khó tính. Thật vậy, nhưng trên đời này chỉ có 3 người tôi hay nổi nóng là chính các con tôi – đứa 7 tuổi, 5 tuổi và 2 tuổi.
Tôi không hãnh diện là tôi không thể nghĩ ra cách cư xử với người lạ theo cách của tôi. Nhưng những người lạ không có ý làm tôi điên tiết như các con tôi. Điều tôi nói khi tôi la chúng nghe không lọt tai chút nào. Tôi muốn ngưng mà không hiểu sao máu cứ dồn lên. Hai năm trước tôi đã từng “bó tay” đến nỗi tôi không còn la hét nổi. Nếu không có những ngày tôi kiềm chế vì tôi đã hứa với chồng thì tôi không được như ngày nay.
Mới đây, tôi cảm thấy những lần la hét và những cơn giận dữ của tôi không hề hiệu quả, hoàn toàn vô tác dụng. Khi tôi la các con tôi tranh giành nhau, tôi nhìn từng đứa với ánh mắt giận dữ. Hôm đó, tôi muốn thử thách chính mình: Không la mắng các con một tuần. Chỉ bảy ngày thôi. Hồi nhỏ, khi tôi 9 tuổi, tôi không ăn diện một tuần. Cuối cùng tôi cũng quen với tính sống giản dị, không đỏm dáng. Đến nay tôi vẫn giản dị. Có phải không tức giận cũng giống như tự do? Tôi quyết định tìm hiểu.
THỬ THÁCH
Tôi bảo hai đứa con trai 6 tuổi và 7 tuổi đánh răng sau mỗi bữa ăn, tôi biết chúng không thoải mái cùng làm ngay trong vòng 30 giây. Tôi nghe chúng vừa đi vừa nói cười, tôi an tâm. Nhưng rồi có tiếng “rầm” như tiếng giậm chân. Tiếp theo là tiếng hét giận dữ… Tôi vẫn cố kiềm chế.
Những ngày khác, tôi luôn phải vừa lên xuống cầu thang 3 lần vừa la hét các con. Nhưng hôm nay tôi đứng im, hít thở sâu, và cố gắng im lặng vài phút. Tôi ngạc nhiên thấy chúng hết đánh nhau mà không cần tôi can thiệp. Tôi thở phào và thấy thật nhẹ mình!
Bằng cách không nói gì, tôi tránh la rầy các con suốt ngày hôm đó. Nhưng chiến lược này không tác dụng cả tuần. Có cách nào áp dụng “kỷ luật thép” mà vẫn ôn hòa và hiệu quả? Hãy cương quyết. Cương quyết khác với nóng giận và la hét.
ĐIỀM TĨNH và DỊU DÀNG
Dự định của tôi là tôi sẽ không xen vào khi các con tranh chấp với nhau, mỗi lần tôi muốn la hét thì tôi sẽ cố gắng im lặng. Đứa con lớn nhất nói lớn khi ngồi ăn sáng: “Câm miệng!”. Thằng em “gầm” lên: “Anh câm miệng thì có”. Những từ này bị cấm trong gia đình, nhưng tôi vẫn thấy “nóng”. Rồi tôi cố kiềm chế và nhủ thầm rằng chúng phải có tự do phát triển cá tính. Tôi nói: “Không được nói nhau như vậy. Lần sau ai nói từ ‘câm miệng’ thì phải phạt hít đất 10 lần”. Chúng đồng ý, có lẽ do tôi không la hét để bắt buộc chúng.
Chỉ có quân đội mới ra lệnh buộc phải thi hành. Đứa con gái 2 tuổi của tôi nói: “Ai nói vậy phải hít đất 10 lần hả mẹ?”. Mấy mẹ con lần lượt nhìn nhau. Buổi trưa, cu Bi nói “câm miệng” với cu Bo, tôi bắt nó hít đất như quy ước nhưng nó không nghe. Và tôi đã la rầy nó!
Tối hôm đó, chồng tôi về hỏi: “Kinh nghiệm của em thế nào?”. Tôi nói: “Trưa nay em có la cu Bi nhưng nó không nghe em”. Anh nhẹ nhàng nói: “Được rồi, nó không hít đất 10 lần, nhưng em làm vậy là ngớ ngẩn. Anh muốn nói là nó chưa làm gì quá đáng”. Chồng tôi nói đúng. Muốn không la hét tôi cần học cách từ bỏ, điềm tĩnh và dịu dàng.
ĐỪNG CĂNG THẲNG
Tôi đưa các con đi ăn tối với chị bạn và các con của chị. Tất cả là 9 người. Mấy đứa trẻ nói chuyện to tiếng, rất ồn ào, người phụ nữ ở bàn bên liếc mắt nhìn tỏ vẻ khó chịu. Tôi muốn nói rằng nếu muốn yên tĩnh thì đừng có con, và đừng đi ăn vào giờ chiều tối như vậy. Nhưng tôi thông cảm với phụ nữ kia, có lẽ chị ấy không có con nên khó thông cảm. Tôi nói lũ trẻ bớt cao độ để không gây ồn ào nơi công cộng.
Nhngư chỉ được một lúc, chúng lại nhao nhao lên. Trẻ con luôn hiếu động, chúng chịu ngồi im thì cha mẹ nên lo thì đúng hơn. Tôi lại nói chúng cố gắng nói đủ nghe, đừng nói to quá.
Tôi giải thích với chúng: “Cô kia nhìn các con đó”. Cu Bi hỏi: “Thật không mẹ? Con không để ý”. Tôi nói: “Các con vừa ăn vừa nói chuyện, nhưng nói đủ nghe thôi nha”. Cu Bo hỏi: “Sao vậy mẹ?”. Chị bạn nói: “Chúng không có gì ghê gớm đâu. Chúng còn con nít mà. Con nít thì phải vậy thôi”.
Chị bạn có quan điểm của chị. Tôi muốn dạy các con tôi tôn trọng ý người lạ. Nếu cách cư xử của chúng làm phiền bất kỳ ai trong nhà hàng này thì người phụ nữ kia mới thực sự là vấn đề.
Quả thật, không nên quá quan trọng hóa vấn đề và đừng quá căng thẳng! Nhờ đó bạn dễ thông cảm với trẻ và không tức giận với chúng.

[Đăng báo TTĐM số 486, tháng 6-2018, Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc xuất bản tại Hoa Kỳ]

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*