Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

ÔNG NÔ-Ê và ĐẠI HỒNG THỦY

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ BiblicalArchaeolog.org)

Thiên hùng ca này dạy chúng ta điều gì về lịch sử cổ xưa và nhân loại? Nếu điều đó không xảy ra thì đó vẫn là câu chuyện có thật. Đó là cách giáo sư Ronald S. Hendel thuộc Đại học U.C. Berkeley giải thích về vẻ đẹp của câu chuyện trong Kinh Thánh liên quan ông Nô-ê và trận lụt Đại Hồng Thủy.

GS Hendel giải thích: Dĩ nhiên các câu chuyện hay nhất là phương tiện chuyển tải để hiểu sâu xa trong mối quan hệ của chúng ta với thế giới, với nhau và với Thiên Chúa.

Câu chuyện về Đại Hồng Thủy có trong nhiều nền văn hóa, như một trận chiến bình thường đối với kỷ nguyên đồng thời cuối tại Tây Anatolia trở thành trận chiến thành Troa của Homer, một trận lụt có vẻ rộng lớn và bi thảm đối với làng cổ Mesopotamia có thể dễ dàng phát triển qua nhiều thế kỷ trở thành việc tẩy rửa trái đất do Thiên Chúa làm.

Theo GS Hendel, mặc dù Đại Hồng Thủy không thể xảy ra chính xác như sách Sáng Thế đề cập thì cũng không có nghĩa là câu chuyện đó không có thật theo nghĩa nào đó. GS Hendel cho biết: “Nhiều nền văn hóa đã có những câu chuyện về lụt lội dữ dội, không phải ngẫu nhiên mà nhiều nền văn hóa chịu những cơn lũ lụt địa phương như vậy. Một trận lụt tương đối nhỏ cũng có thể là thảm họa nếu nó cướp mất nhiều mạng người ở vùng đó, và từ nỗi đau của địa phương đó, câu chuyện có thể lan truyền mãi, thậm chí tới tầm cả thế giới”.

Khi so sánh các câu chuyện lụt lội tại Babylon và trong sách Sáng Thế, GS Tikva Frymer-Kensky đưa ra cách hiểu mà chúng ta cần biết về sự tương tự và sự khác biệt của chúng: Bí quyết để tìm hiểu tầm quan trọng của các câu chuyện lụt lội theo các truyền thống khác nhau và cách giải quyết vấn đề được tạo ra sau trận lụt đó.

St 6: 13-22 cho biết:

Thiên Chúa phán với ông Nô-ê: “Ta đã quyết định giờ tận số của mọi xác phàm, vì tại chúng mà đất đầy bạo lực: này Ta sắp tiêu diệt chúng cùng với đất. Ngươi hãy làm cho mình một chiếc tàu bằng gỗ bách. Ngươi sẽ làm tàu có những ngăn và lấy nhựa đen mà trám cả trong lẫn ngoài. Ngươi sẽ làm tàu thế này: chiều dài một trăm năm mươi thước, chiều rộng hai mươi lăm thước, chiều cao mười lăm thước. Ngươi sẽ làm một cái mui che tàu, và đặt mui cách phía trên tàu nửa thước. Cửa tàu, ngươi sẽ đặt ở bên hông; ngươi sẽ làm tầng dưới, tầng giữa rồi tầng trên. Phần Ta, Ta sắp cho hồng thuỷ, nghĩa là nước lụt, xuống trên đất, để tiêu diệt mọi xác phàm có sinh khí dưới gầm trời; mọi loài trên mặt đất sẽ tắt thở. Nhưng Ta sẽ lập giao ước của Ta với ngươi; ngươi hãy vào tàu, ngươi cùng với các con trai ngươi, vợ ngươi và vợ của các con trai ngươi. Trong mọi sinh vật, mọi xác phàm, ngươi sẽ đưa vào tàu mỗi loại một đôi, để giữ cho chúng sống với ngươi; phải có một con đực và một con cái. Trong mỗi loại chim, mỗi loại gia súc, mỗi loại vật bò dưới đất, mỗi loại một đôi sẽ đến với ngươi, để ngươi giữ cho chúng sống. Phần ngươi, hãy lấy mọi thứ ăn được và tích trữ cho mình; đó sẽ là lương thực của ngươi và của chúng”. Ông Nô-ê đã làm như vậy, đúng như Thiên Chúa đã truyền cho ông.

Đại Hồng Thủy bắt đầu xảy ra khi ông Nô-ê được 600 tuổi (St 7:6), ngày 17 tháng 2 năm 600. Và “cơn hồng thủy kéo dài bốn mươi ngày trên mặt đất” (St 7:17), còn “nước dâng lên trên mặt đất suốt một trăm năm mươi ngày” (St 7:24).


Bát Nhật Phục Sinh – 2018

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*